Quan hệ vợ chồng và quyền thừa kế của vợ chồng sau khi tòa án thụ lý đơn ly hôn
1.Về vấn đề A, B có còn là vợ chồng sau khi tòa án thụ lý đơn ly hôn hay không?
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng (theo Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình).
Như vậy, quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi có Bản án, Quyết định và bản án, quyết định đó phải đã có hiệu lực của Tòa án. Tòa án ra Bản án ly hôn hoặc Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn phải thông qua nhiều thủ tục theo quy định của bộ luật tố tụng dân s như: khởi kiện và thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm... Việc tòa án thụ lý đơn ly hôn của đương sự như bạn nêu chỉ là một trong các bước của quá trình giải quyết vụ án dân sự hoặc việc dân sự. Kể từ thời điểm tòa án thụ lý đơn ly hôn cho đến trước thời điểm bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự của tòa án có hiệu lực thì về mặt pháp luật, đương sự vẫn có quan hệ vợ chồng (đương sự vẫn phải tuân thủ và có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật khác).
Về thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:
“Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự:
....
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật”.
“Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự:. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự
1. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.
2. Về việc chị B có được hưởng di sản thừa kế của anh A hay không.
Ðiều 680 Bộ luật Dân sự quy định vềviệc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác như sau:
- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
- Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
- Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Đối chiếu với trường hợp của bạn: Việc ly hôn của anh A và chị B mới được tòa án thụ lý mà chưa có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án nên anh A và chị B vẫn được hưởng thừa kế di sản của nhau. Vì anh A đã chết nên chị B đương nhiên được hưởng di sản thừa kế của anh A theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc chị B được hưởng di sản thừa kế của anh A như thế nào thì có hai trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Anh A trước khi chết đã lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho M, H, K.
Như vậy, chị B không được hưởng thừa kế theo di chúc nữa. Nhưng, theo Điều 669 Bộ luật Dân sự thì chị B lại là một trong những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Cụ thể như sau:
“Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
- Trường hợp thứ hai: Anh A trước khi chết không lập di chúc.
Di sản do anh A để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (theo điểm a khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự).
Những người thừa kế theo pháp luật của anh A được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
+ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Đối chiếu với quy định nêu trên, người thừa kế di sản của A là: B (vợ) và các con là M, N, K. (Chị H không đăng ký kết hôn với A và pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa A và H nên chị H không được hưởng di sản thừa kế của anh A.
Vậy, cho dù A để lại di chúc hay không để lại di chúc thì chị B vẫn có quyền hưởng di sản của anh A. Trừ trường hợp chị B từ chối nhận di sản hoặc theo quy định tại Ðiều 643 Bộ luật Dân sự về người không được quyền hưởng di sản:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Ðiều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?