Thời gian và thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Tại khoản 2 điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước là của Sở tư pháp.
Theo quy định tại điều 45 thì cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số phải nộp các giấy tờ sau:
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định là không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài… thì thời hạn không quá 20 ngày (điều 48).
- Như vậy nếu anh bạn đã có một thời gian đi học ở tỉnh khác (có thời gian cứ trú ở nơi khác) thì thời gian cấp Phiếu lý lịch theo quy định là 20 ngày. Đồng thời khi nhận được yêu cầu cấp Phiếp lý lịch tư pháp của anh bạn thì Sở tư pháp có nghĩa vụ thực hiện việc tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại điều 47, cụ thể: Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?