Trên địa bàn có Phòng công chứng thì có được chứng thực hợp đồng tại phường không?

Tôi muốn hỏi, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào tháng 10/2007. Lúc này luật công chứng và nghị định 79/2007 có hiệu lực. Trên địa bàn nơi bất động sản đã có phòng công chứng thì phải chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đó tại UBND xã phường hay công chứng tại phòng công chứng.

Luật Công chứng số 82/2006/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5//2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo) đã phân định rõ thẩm quyền công chứng và chứng thực. Theo đó:thẩm quyền công chứng thuộc về công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng (gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng); Thẩm quyền chứng thực (chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký) thuộc về Phòng tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn... Điều 2 Luật Công chứng đã nêu rõ:Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Do đó, UBND cấp xã không còn thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch nữa.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu khi mà các tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển và chưa đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch ngày càng tăng của xã hội thì trên nhiều địa bàn, UBND xã, phường vẫn có thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch khi có yêu cầu của người dân. Việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng chưa thể thực hiện ngay tức khắc mà phải tiến hành từng bước căn cứ vào tình hình của từng địa phương. Theo đó, trong Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Bộ tư pháp đã có chỉ đạo như sau: Luật Công chứng và Nghị định số 79 đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực, theo đó công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, chứng thực chữ ký. Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo quy định của Nghị định số 79, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu với trường hợp bạn nêu, trên địa bàn nơi có bất động sản đã có Phòng công chứng thì sẽ có hai khả năng như sau:

- Thứ nhất, nếu UBND tỉnh đã có chỉ đạo giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện (khi Phòng công chứng đã có khả năng đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của người dân) thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn phải được công chứng tại Phòng công chứng, UBND xã phường không còn thẩm quyền chứng thực hợp đồng đó nữa.

- Thứ hai, mặc dù đã có Phòng công chứng nhưng việc công chứng các hợp đồng, giao dịch của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ và UBND tỉnh vẫn chưa có quyết định về việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng hoặc trên địa bàn nơi có bất động sản chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn có thể lựa chọn công chứng tại Phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn.

Phòng công chứng
Hỏi đáp mới nhất về Phòng công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục giải thể phòng công chứng?
Hỏi đáp pháp luật
Nhờ phòng công chứng lưu giữ di chúc
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc của người Hoa không biết tiếng Việt lập tại Phòng công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Có thể nhờ phòng công chứng giữ di chúc không?
Hỏi đáp pháp luật
Cán bộ Phòng công chứng chứng thực sai thì cơ quan nào sẽ giải quyết???
Hỏi đáp pháp luật
Mua đất bằng giấy tay thông qua phòng công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Trên địa bàn có Phòng công chứng thì có được chứng thực hợp đồng tại phường không?
Hỏi đáp pháp luật
Giao dịch tài sản thông qua hợp đồng ký sẵn gửi tại phòng công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Phòng công chứng có trách nhiệm xác minh tình trạng đất trước khi công chứng không?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc phải công chứng tại trụ sở Phòng công chứng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng công chứng
Thư Viện Pháp Luật
535 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng công chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào