Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia tài sản thừa kế
Đây là trường hợp người để lại di sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bất động sản) không có di chúc, do đó việc phân chia thừa kế được áp dụng theo hình thức thừa kế theo pháp luật, giữa những người thừa kế có sự thoả thuận phân chia tài sản thừa kế. Cán bộ tư pháp - hộ tịch khi thực hiện nghiệp vụ chứng thực để giải quyết vụ việc cần tiến hành như sau:
Tại Điều 52 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP có quy định: những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, khi không có tranh chấp.
Theo điểm 2.2 khoản 2 Mục I của Thông tư số liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT thì trong trường hợp này, nếu chị An và chị Hoà đến Uỷ ban nhân dân xã nơi có nhà, đất mà bà Bình để lại để yêu cầu chứng thực thì cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đó.
Về thủ tục, trình tự thực hiện chứng thực
- Cán bộ tư pháp - hộ tịch của Uỷ ban nhân dân xã đề nghị chị An, chị Hoà nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm có các loại giấy tờ sau:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực (ghi theo mẫu tại Uỷ ban nhân dân xã);
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của chị An, chị Hoà;
+ Bản sao Giấy chứng tử của bà Bình, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa chị An, chị Hoà và bà Bình;
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của bà Bình đối với nhà, đất để lại khi chết;
+ Văn bản thoả thuận phân chia tài sản thừa kế (trong trường hợp chị An, chị Hoà tự soạn thảo sẵn).
- Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, và thực hiện các việc sau:
+ Đối chiếu bản sao các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực nêu trên với bản chính giấy tờ đó;
+ Xác định năng lực hành vi dân sự của chị An, chị Thảo;
+ Kiểm tra để khẳng định bà Bình đúng là người có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và chị An, chị Hoà là những người thừa kế theo pháp luật của bà Bình;
+ Niêm yết nội dung thoả thuận phân chia tài sản thừa kế tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã trong thời hạn 30 ngày;
+ Sau thời hạn niêm yết nêu trên, nếu xét thấy không có khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc thoả thuận phân chia thừa kế thì tiến hành xem xét nội dung của văn bản thoả thuận phân chia tài sản thừa kế đã được soạn thảo sẵn; trong trường hợp nội dung văn bản được soạn thảo sẵn vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc soạn thảo không đạt yêu cầu thì phải sửa đổi, bổ sung;
+ Đọc lại văn bản thoả thuận phân chia tài sản thừa kế cho chị An và chị Hoà nghe hoặc yêu cầu các chị tự đọc lại văn bản trong trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung;
+ Yêu cầu chị An, chị Hoà ký tắt vào từng trang của văn bản, trừ trang cuối phải ký đầy đủ;
+ Ghi lời chứng và trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã ký chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?