Tội sản xuất nhựa thuốc phiện,nhựa cần sa hoặc cao côca trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam

Tội sản xuất nhựa thuốc phiện,nhựa cần sa hoặc cao côca trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam?

Để xác định người phạm tội có thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 193 hay không, chỉ cần xác định trọng lượng chất ma túy mà người phạm tội sản xuất được. Nếu trọng lượng ma túy từ năm trăm gam đến dưới môt kilôgam là người phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 193 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, chât ma túy quy định ở điểm đ khoản 2 Điều 193 chỉ là nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca.
 
Nhựa thuốc phiện (opium) là loại nhựa loãng màu trắng được chiết từ quả thuốc phiện bằng phương pháp thủ công rồi sấy khô, đóng bánh. Tuy nhiên, số lượng nhựa thuốc phiện từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam không phân biệt nhựạ đó ở thể lỏng hay cô đặc, khi thuốc phiện đã được cô đặc thì nhựa thuốc phiện lại chuyển sang màu nâu hoặc màu đen xẫm. Tuy nhiên, nếu lấy nhựa thuốc phiện đã cô đặc để pha với nước thành dung dịch thì không coi là sản xuất ma túy và trọng lượng dung dịch đó  không lấy làm căn cứ đẻ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Nếu người phạm tội mới chích quả thuốc phiện lấy nhựa loãng có màu trắng, chưa kịp cô đặc mà bị bắt, thì vẫn căn cứ vào trọng lượng nhựa thuốc phiện loãng để truy cứu trách nhiệm hình sự, và nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì lượng thuốc phiện đã cô đặc mức độ nguy hiểm hơn lượng thuốc phiện chưa cô đặc.
 
Nhựa cần sa (cannabis resin) là nhựa được chiết xuất từ cây cần sa (lá, thân, vỏ, hoa, quả) bằng phương pháp phơi khô, sau đó ép hoặc chiết xuất. Nhựa cần sa có màu vàng, xám hoặc đen xẫm giống như nhựa thuốc phiện. Nhựa cần sa thường có nồng độ các chất gây nghiện rất cao, có thể gấp 8 đến 10 lần so với cây cần sa chưa ép hoặc chiết xuất thành nhựa. Khi đem tiêu thụ, người ta thường đóng thành bánh có trọng lượng từ 0.25 dến 1 kilôgam hoặc làm thành viên có đường kính 1cm đến 8cm.
Nhựa cần sa có hai loại chính: loại ở vùng Địa Trung Hải có màu vàng hoặc xám, mùi vị hắc; loại ở vùng Ấn Độ thường có màu đen được đóng thành bánh hoặc viên thành viên.
Vấn đề đặt ra là nếu chiết xuất thảo mộc cần sa hoặc nhựa cần sa để lấy tinh dầu cần sa thì có thuộc trường hợp phạm tội này không? Có ý kiến cho rằng thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm h của khoản này, nhưng lại có ý kiến cho rằng, tại điểm h lại quy định các chất ma túy khác chứ không phải cần sa. Đây cũng là vấn đề liên quan đến kỹ thuật lập pháp, do không nghiên cứu kỹ các chất ma túy và quá trình chiết xuất, điều chế ma túy khi quy định trong luật chưa phản ánh đủ. Tuy nhiên, tinh dầu cần sa có nồng độ các chất gây nghiện cao gấp 4 đến 5 lần nhựa cần sa, nên không thể xếp ngang bằng với nhựa cần sa được. Vì vậy, trong khi Bộ luật hình sự chưa sửa đổi bổ sung thì nên coi tinh dầu cần sa là một chất ma túy khác thuộc thể lỏng để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.
 
Cao côca là một chất kem được chiết xuất từ lá cây cooca bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhất thiết phải bằng phương pháp hóa học như đã trình bày ỏ phần hành vi khách quan của tội phạm. Kem côca là nguyên liệu đề sản xuất coocain qua các bước cho phản ứng hóa học.
 
Chỉ có lá côca  mới chiết xuất được kem côca còn các bộ phận khác chưa có tài liệu  nào phản ánh các bộ phận này chiết xuất được kem côca.
 
Để nhận biết có phải là kem côca không. có nhiều biện pháp khác nhau như: thử màu sắc, thử mùi vị, thử vi tinh thể.
 
Trọng lượng nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca là trọng lượng không tính cả bao bì, nhưng phải tính cả trọng lượng mà các cơ quan tiến hành tố tụng gửi đi giám định và trọng lượng mà trong quá trình bảo quản bị hao hụt mất mát. Vì vậy, ngay sau khi thu giữ thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca, Cơ quan điều tra phải tiến hành xác định ngay trọng lượng của nó theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.  

Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng trái phép chất ma túy có bị đi tù không? Sử dụng trái phép ma túy bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người khi ngáo đá có bị phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng chất ma túy là các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán dụng cụ hút ma túy đá bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ma túy có tác hại như thế nào? Biện pháp nào phòng chống ma túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?
Hỏi đáp pháp luật
Người nghiện ma túy có phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là tiền chất?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về ma túy
Thư Viện Pháp Luật
512 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào