Ủy quyền giải quyết các vấn đề nhà cửa đất đai trong gia đình

Xin hỏi Luật sư như sau: Gia đình nhà bố chồng tôi có 1 căn nhà tại Quận Thanh Xuân. Giấy tờ sổ đỏ mang tên ông bà nội (người sinh ra bố chồng tôi). Từ trước tới nay căn nhà đó là ông bà và bố chồng tôi ở. Ông bà có 5 người con 3 gái 2 trai. Nay ông bà đã mất. Theo di chúc thì ông bà viết căn nhà này không được bán giữ lại làm nhà thờ tổ tiên chỉ có con trưởng là bố chồng tôi được quyền quản lý, sử dụng, tôn tạo để làm nhà thờ và la nơi anh em tụ tập vào ngày giỗ Tết. Nay bố chồng tôi muốn cả nhà tôi (bao gồm mẹ chồng tôi, vợ chồng tôi và 2 con của tôi) cùng về căn nhà đó ở. Nhưng người em trai của bố chồng lại đòi phải chừa ra 1 phòng để người em trai về ở. Tôi xin hỏi như vậy là đúng hay sai? Hiện tại giấy tờ gốc của căn nhà lại do người con trai thứ 2 giữ (tức em trai của bố chồng tôi). Vì bố chồng tôi rất hiền lành và không nhạy bén trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn trong gia đình. Vậy bố chồng tôi có thể ủy quyền cho chồng tôi để giải quyết mọi vấn đề tranh chấp sau này với 4 người anh chị em của bố chồng tôi được không? Nếu được thì thủ tục như nào? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin trân thành cảm ơn.

Sự việc này đã tiềm ẩn một tranh chấp dân sự liên quan tới quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà là di sản thừa kế của ông bà nội chồng bạn.

Về nguyên tắc khi có tranh chấp bố chồng bạn có thể tự mình giải quyết hoặc ủy quyền cho người khác nên bố chồng bạn muốn ủy quyền cho chồng bạn tham gia giải quyết các tranh chấp là hoàn toàn hợp pháp, việc ủy quyền có thể được lập tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã phường nơi có hộ khẩu thường trú của bố chồng bạn.

Việc chú chồng bạn yêu cầu bố chồng bạn dành lại một gian nhà để chú đó về ở với thông tin bạn cung cấp thì yêu cầu của chú bạn là chưa có cơ sở vì mục đích ông bà nội chồng bạn giao lại ngôi nhà để bố chồng bạn, quản lý sử dụng ngoài việc bố chồng bạn cùng gia đình được sinh sống trên thừa đất và tại ngôi nhà đó thì còn đảm bảo làm nơi con cháu tụ họp những dịp lễ tết, làm nơi thờ tự. Nên việc bố mẹ chồng bạn được sinh sống tại địa chỉ đó là đương nhiên khi di chúc là hợp pháp.

Cũng theo thông tin bạn cung cấp thì trường hợp này có lẽ là bố chồng bạn cùng các anh chị em của mình chưa thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế thì phải? Nếu vậy thì cần phải thực hiện thủ tục này để đảm bảo việc quản lý sử dụng tài sản một cách thuận tiện nhất nhé.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào