Hành vi xâm phạm mồ mả
Hành vi nêu trên có thể bị coi là xâm phạm mồ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả được thể hiện dưới dạng như đào mồ mả để chiếm đoạt các vật có giá trị trên mộ hoặc đã được chôn theo người chết (vàng, bạc...), hủy hoại một phần hoặc toàn bộ mồ mả; vứt xác hay hài cốt của người chết đi chỗ khác; đào mồ mả để lấy đi một hoặc một số bộ phận thi thể của người chết; xâm phạm thi thể khi chưa được an táng...
Đối với hành vi xâm phạm mồ mả nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 629 BLDS về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Đồng thời Điều 246 BLHS cũng quy định: “Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?