Bố mất để lại di sản có chia cho vợ 2 không đăng ký kết hôn không?

Em đang gặp một chuyện như thế này, kính mong các luật sư vui lòng giải đáp cho em ạ: Năm 1986, bố mẹ em ly dị và tòa xử phân chia tài sản chung của bố mẹ em, em lớn hơn thì được giao cho bố nuôi còn em gái em thì mẹ em nuôi... Sau đó, bố em có "đi bước nữa" nhưng KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN với một bà đang ly thân với chồng cũ của bà ta (bà này cũng có một CON TRAI RIÊNG). Bố em đưa bà ta về ở chung trong nhà em (ở cùng ĐẠI GIA ĐÌNH của em), trong quá trình sống thì bà ta không đóng góp gì nhiều cho gia đình và có vài lần làm chuyện THỊ PHI gây muối mặt đến đại gia đình của em, tuy nhiên vì thương bố con em nên cả đại gia đình cũng ngậm bồ hòn làm ngọt, chỉ nhắc nhở bố em về những rắc rối do bà ta gây ra để biết đường bảo nhau. Năm 2003, bố em chết, bà ta tự cho mình có quyền được ở và thừa hưởng thừa kế phần tài sản của bố em, tuy nhiên vẫn CHƯA làm GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, và KHÔNG CÓ CON CHUNG. Sổ hộ khẩu của bố em chỉ có tên hai bố con em, bố em chết, em làm thủ tục cắt khẩu cho bố em và hiện tại em đứng tên sổ hộ khẩu mà bố em để lại. Trong thời gian sau khi bố em chết, em và bà ta có vài lần cãi cọ về lối sống nhưng được gia đình khuyên giải xong rồi thôi. Em xin phép kể rõ: "Bà ta luôn ghét em và hành xử thiếu tình cảm với em từ bé!". Nay thì em chuẩn bị lập gia đình, em trao đổi với bà ta: "Mời bà ta ra khỏi nhà và hỗ trợ tiền thuê nhà cho bà ta" , nhưng bà ta không chịu, bà ta muốn em đưa cho bà ta một khoản tiền để bà ta mang về xây nhà cho con trai bà ta, rồi bà ta ở cùng con trai bà ta. Em cho rằng: sự đòi hỏi của bà ta rất khó chấp nhận được đối với em! Vậy, em có nên nhờ pháp luật can thiệp để bảo vệ quyền lợi của em được không? Em nên phải làm gì cho đúng? Kính mong các luật sư vui lòng chỉ bảo cho em! Em chân thành cảm ơn các vị!

Bạn nêu: "Năm 1986, bố mẹ em ly dị và tòa xử phân chia tài sản chung của bố mẹ em, em lớn hơn thì được giao cho bố nuôi còn em gái em thì mẹ em nuôi... Sau đó, bố em có "đi bước nữa" nhưng KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN với một bà đang ly thân với chồng cũ của bà ta (bà này cũng có một CON TRAI RIÊNG)",  bạn cần làm rõ 2 vấn đề sau:

- Bố bạn và bà ấy sống chung như vợ chồng từ khi nào, trước hay sau ngày  03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực)?

- Bà ấy ly thân với chồng cũ nghĩa là chưa làm thủ tục ly hôn giống bố mẹ bạn phải không bạn? bạn kiểm tra lại xem bà ấy đã làm thủ tục ly hôn với chồng cũ khi nào hay đến bây giờ vẫn chưa làm thủ tục ly hôn?

Sau khi làm rõ 2 vấn đề trên thì bạn xem mình thuộc trường hợp nào sau đây để xử sự cho phù hợp:

1- Nếu bố bạn và bà ấy sống chung với nhau sau ngày 03/01/1987 (phải có chứng cứ chứng minh) hoặc bố bạn và bà ấy sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và bà ấy chưa làm thủ tục ly hôn với chồng cũ của mình trước ngày 03/01/1987 thì hôn nhân giữa bố bạn và bà ấy không được coi là hôn nhân thực tế theo Điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-HĐTP. Do vậy bà ấy không có quyền hưởng di sản thừa kế của bố bạn để lại mà chỉ có bạn và em gái bạn được hưởng (nếu ông bà nội của bạn còn sống vào thời điểm bố bạn mất thì các cụ cũng được hưởng giống 2 anh em bạn). Và bạn có quyền mời bà ấy ra khỏi nhà bạn và không phải đưa khoản tiền gì như yêu cầu của bà ấy.

2- Nếu bố bạn và bà ấy sống chung với nhau trước ngày 03/01/1987 và bà ấy đã làm thủ tục ly hôn với chồng cũ trước ngày 03/01/1987 thì hôn nhân giữa bố bạn và bà ấy được coi là hôn nhân thực tế theo Điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-HĐTP và bà ấy sẽ được hưởng thừa kế di sản của bố bạn để lại.

Cụ thể di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia đều cho những người sau: bạn, em gái bạn, bà ấy và ông, bà nội của bạn (nếu các cụ còn sống vào thời điểm bố bạn mất) (con riêng của bà ấy không được hưởng di sản thừa kế của bố bạn). Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì có thể đưa cho bà ấy một khoản tiền nhỏ hơn hoặc tương đương với số tiền mà bà ấy có thể được hưởng từ di sản của bố bạn, nếu ông bà nội bạn còn sống vào thời điểm bố bạn mất thì di sản thừa kế của bố bạn theo quy định pháp luật sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau và bà ấy được hưởng 1/5.

Đăng ký kết hôn
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký kết hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp lại giấy đăng ký kết hôn mới nhất 2024? Thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký kết hôn mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nam, nữ kết hôn có được tổ chức lễ trao giấy chứng nhận không? Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật kết hôn cận huyết hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưới mà không đăng ký kết hôn, hôn nhân có được pháp luật công nhận không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ở Việt Nam, một người được kết hôn tối đa bao nhiêu lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp luật hiện hành có cấm em chồng và anh vợ kết hôn với nhau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp bị cấm kết hôn dù không có quan hệ huyết thống?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ chồng sẽ bị xử phạt như thế nào khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký kết hôn
Thư Viện Pháp Luật
184 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đăng ký kết hôn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào