Hợp thức hoá nhà sau ly hôn khi chồng là người nước ngoài
Chào bạn,
Theo như nội dung bạn trình bày (dù chưa rõ ràng) thì luật sư cũng đoán ra rằng hai vợ chồng người chị đã ly hôn (năm 2007) và chồng cũ là người nước ngoài. Khi giải quyết ly hôn thì hai vợ chồng không yêu cầu tòa án giải quyết về tài sản nên căn nhà (mua bằng giấy tay năm 2002) vẫn là tài sản chung chưa giải quyết phân chia sau ly hôn. Vì thế, hiện nay chị bạn tiến hành hợp thức hóa đứng tên căn nhà thì cơ quan giải quyết yêu cầu phải có văn bản nêu ý kiến của người chồng đã ly hôn.
Theo quy định của pháp luật thì mặc dù về quan hệ hôn nhân đã chấm dứt (tòa đã giải quyết cho ly hôn) nhưng quan hệ về tài sản vẫn tồn tại: Căn nhà vẫn là tài sản chung của hai người nên cả hai đều có quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật. Vì thế, muốn hợp thức hóa đứng tên mình thì cần phải có văn bản nêu rõ ý kiến của người chồng cũ xác nhận căn nhà là tài sản riêng của vợ cũ hoặc là tài sản chung nhưng đồng ý để vợ cũ toàn quyền sở hữu và tiến hành các thủ tục hợp thức hóa đứng tên căn nhà, cam kết không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau. Văn bản thể hiện ý kiến này cần công chứng/chứng thực theo quy định hoặc hợp thức hóa lãnh sự (nếu được lập từ nước ngoài gời về Việt Nam) để gởi cho cơ quan chức năng xem xét giải quyết thủ tục hợp thức hóa căn nhà.
Thân chào bạn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?