Về việc chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động

- Công ty tôi có chị A xin chấm dứt HĐLĐ (Chị A ký HĐLĐ dài hạn với Công ty từ năm 2004) - Như trường hợp của chị là đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 14, Nghị định 05/2015/NĐ-CP và căn cứ Điều 36, Điều 37 Bộ luật lao động, tôi có đề xuất cho chị A chấm dứt HĐLĐ và được hưởng tiền trợ cấp thôi việc, với thời gian tính hưởng là từ lúc chị bắt đầu ký HĐLĐ là năm 2004 đến tháng 12/2008, vì tháng 01/2009 Công ty đã đóng BHTN cho người lao động. - Chị A chưa được hưởng trợ cấp thôi việc lần nào. Nhưng Giám đốc không quyết định cho chị A được hưởng số tiền trợ cấp thôi việc trên. Xin hỏi quyết định của Giám đốc là đúng hay sai?

Căn cứ theo Điều 36. 37 BLLĐ 2012 thì: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”

Như vậy, chị A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, tuy nhiên phải báo cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày thì việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của chị với công ty mới đúng pháp luật. Vậy:

- Nếu chị A không tuân thủ quy định báo trước thì việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của chị với công ty là trái quy định của pháp luật căn cứ vào Điều 41 BLLĐ. Như vậy căn cứ theo Điều 43 BLLĐ 2012 thì chị A sẽ “ Không được trợ cấp thôi việc” nên quyết định của giám đốc là đúng pháp luật.

- Nếu chị A tuân thủ quy định báo trước thì việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của chị với công ty là đúng pháp luật, như vậy căn cứ vào điều Điều 48 BLLĐ thì “ Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương” nên quyết định của giám đốc là trái pháp luật lao động.

Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp thôi việc đối với công chức là bao nhiêu? Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc không báo trước khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị kết án phạt tù thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian thử việc thì có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của công chức nếu có tháng lẻ thì được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được hưởng trợ cấp thôi việc? Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp thôi việc
Thư Viện Pháp Luật
240 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ cấp thôi việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp thôi việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào