Trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 301 BLHS (tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn)
Khoản 3 Điều 301 quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng cao hơn.
Khi xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn cần chú ý:
Nếu là thiệt hại gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do hành vi thiếu trách nhiệm để người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng bị giam, giữ hoặc người bị kết án tử hình trốn mà dẫn đến việc phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ xét xử và người bỏ trốn lại phạm tội mới gây thiệt hại vật chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Thiệt hại về vật chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BAC-BTP ngày 25-12-2001.
Ví dụ: Ngô Xuân P phạm tội giết người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự và bị tạm giam. Do thiếu trách nhiệm của cán bộ canh gác, nên P đã bỏ trốn. Sau khi bỏ trốn, P lại tiếp tục thực hiện tội giết người cướp tài sản gây chết một người và chiếm đoạt tài sản giá trị trên 500 triệu đồng thì phải coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu thiệt hại do người bị giam, giữ trốn gây ra cho xã hội sau khi đã bỏ trốn mà gây thiệt hại đó không phải là về vật chất thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây ra, như sau khi bỏ trốn người bị giam, giữ đã phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc liên tục phạm tội rất nghiêm trọng gây hoang mang cho xã hội.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của Điều 301, người phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?