Lao động nữ bị xúc phạm thì phải làm gì?

Chào Luật Sư, Bạn em là lao động nữ làm việc trong 1 cty nước ngoài, nhưng bị sếp (nữ) xúc phạm danh dự phẩm chất phụ nữ bằng lời nói, áp đặc và gây sức ép trong 1 thời gian. Đến lúc không chịu nổi thì đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao động (Không thời hạn). Và cũng viết email gửi tất cả mọi người về việc nghỉ, và lý do muốn nghỉ việc. Nhưng không có ai trả lời và xin lỗi chính thức. Bây giờ cty gọi lên đòi bồi thường thiệt hại nghỉ không báo trước. (Em cũng không biết số tiền này được tính thế nào) Trả tiền thi họ mới cho lấy sổ BHXH. -Ban em dự định bỏ luôn sổ BHXH và làm sổ mới.   Xin cho em biết cty họ làm vậy có đúng không. Trường hợp bạn em có phải là Điều 37(c) và điều 111 không?

 Tại điểm a khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động ( Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động) quy định:

..........

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

Như vậy, cho dù lãnh đạo là nữ thì cũng có trách nhiệm tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người lao động. Mọi hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phảm của người lao động dù là nam hay nữ thì cũng là vi phạm quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, người lao động nên chọn giải pháp là đấu tranh để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình chứ ko nên là nghỉ việc vì như thế thì người sử dụng  lao động càng có thêm cơ hội đển làm tới mà không nhận thức được hành vi sai trái của mình.

Lưu ý rằng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động không đồng nghĩa với hành vi cưỡng bức lao động dẫn đến việc người lao động phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp nếu đã đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bhải chấp hành đúng quy định và đến công ty để giải quyết mọi chế độ, trách nhiệm. Trường hợp đơn vị ko chịu giải quyết thì cơ đơn thư gởi đến cơ quan lao động thương binh xã hội để nhồ can thiệp hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết

Lao động nữ
Hỏi đáp mới nhất về Lao động nữ
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% có được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con cần đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Không cho lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng nghỉ 60 phút/ngày có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền từ chối làm thêm giờ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức trong thời gian bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai báo cho người sử dụng lao động biết sẽ được hưởng quyền lợi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động nữ
Thư Viện Pháp Luật
213 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lao động nữ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào