Trường hợp nào bị coi là kết hôn trái pháp luật?
Khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/06/2014 (có hiệu lực từ 01/01/2015) quy định kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm về điều kiện kết hôn.
Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết ðịnh; không bị mất nãng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này (cụ thể là: kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng); hà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Người có hành vi vi phạm tùy theo tính chất và mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Việc xử lý hành chính sẽ theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 (có hiệu lực từ 11/11/2013) Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tùy hành vi vi phạm mà mức phạt tiền thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng (Điều 28 và Điều 48). Hiện nay, Bộ Tư pháp đang được giao để chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP để đảm bảo phù hợp hơn với một số Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2015, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13.
Nếu hành vi kết hôn trái pháp luật có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng của Bộ luật hình sự: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 BLHS) sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS). Nếu thuộc khoản 1 bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm; thuộc khoản 2 bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148 BLHS) sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149 BLHS) sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?