Về tên của văn bản sửa đổi hợp đồng

Tôi có ký Hợp đồng với đối tác, nay có thay đổi nên cần phải ký văn bản để thay đổi. Tôi có lên mạng tìm thì thấy nhiều mẫu tương tự nhau, nhưng tên thì khác nhau: 1. Hợp đồng sửa đổi Hợp đồng mua bán 2. Phụ lục 3. Văn bản sửa đổi Hợp đồng mua bán. Nhờ các luật sư tư vấn dùng tên nào cho đúng? Có quy định nào về việc đặt tên này không?

1. Quy định của pháp luật về việc gọi tên các văn bản hợp đồng:

Điều 408 Bộ Luật Dân sự quy định: Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật, khi hai bên nhất trí làm rõ, bổ sung hoặc điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng có thể ký phụ lục hợp đồng.

Mặc dầu vậy, pháp luật cũng không có quy định về việc nếu văn bản sửa đổi hợp đồng không có tên là phụ lục thì sẽ không có hiệu lực pháp luật. Do vậy, nếu bảo đảm điều kiện được quy định trong Điều 389 Bộ Luật Dân sự: (i) Tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; (ii) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng thì các văn bản giao dịch giữa hai bên không có tên phụ lục - làm thay đổi nội dung hợp đồng vẫn có giá trị pháp luật.

Mặt khác, Bộ Luật Dân sự cũng quy định “Giao dịch dân sự hợp pháp” là căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 13), do vậy, thêm một căn cứ nữa để khẳng định, dù không có tên là Phụ lục hợp đồng nhưng văn bản được hai bên xác lập hợp pháp (về hình thức là văn bản, nội dungkhông vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, được đại diện hai bên có thẩm quyền ký kết một cách tự nguyện, tự do ý chí) thì vẫn có giá trị pháp lý và làm căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của hai bên. Nếu văn bản này được xác lập sau hợp đồng, có nội dung khác/trái với hợp đồng sẽ được áp dụng như một văn bản thay thế (đối với phần tương ứng trong hợp đồng).

2. Lựa chọn tên gọi của văn bản sửa đổi nội dung hợp đồng:

Như vậy, bạn có thể yên tâm lựa chọn bất kỳ tên gọi nào với điều kiện bảo đảm được các nguyên tắc giao kết hợp đồng, các điều kiện đối với giao dịch dân sự được quy định tại Bộ Luật Dân sự thì văn bản hai bên xác lập vẫn có giá trị pháp lý.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
662 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào