Các dấu hiệu cơ bản của tội cản trở giao thông đường sắt
Tội cản trở giao thông đường sắt có những dấu hiệu cơ bản sau đây:
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, vì là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu hành vi cản trở giao thông đường sắt chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì thực hiện hành vi phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là an toàn giao thông đường sắt.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các công trình giao thông đường sắt.
Công trình giao thông đường sắt được quy định tại Luật đường sắt. Đây cũng là căn cứ để xác định hành vi cản trở giao thông đường sắt.
3. Các dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Các hành vi khách quan được liệt kê đều đã được quy định tại Luật đường sắt.
b) Hậu quả
Cũng như đối với tội vi phạm an toàn giao thông, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi cản trở giao thông đường sắt mà chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật hoặc là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Việc xác định thiệt hại cũng tương tự như đối với tội vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức, chúng ta có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, mà không vận dụng Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì thiệt hại do hành vi cản trở giao thông đường sắt gây ra không phải là thiệt hại trực tiếp của hành vi phạm tội này.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi khách quan, hậu quả, đối với tội cản trở giao thông đường sắt, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: công trình giao thông đường sắt; biển báo hiệu; đèn hiệu, đường ray, nhà ga, cầu cống và các thiết bị an toàn giao thông đường sắt khác.
Cũng như đối với cản trở giao thông đường bộ, việc xác định các dấu hiệu khách quan này cũng rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác.Ví dụ: nếu đào, khoan, xẻ trái phép các công trình quan trọng về an ninh quốc gia thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 231 Bộ luật hình sự.
Các dấu hiệu khách quan này cũng được quy định tại Luật đường sắt.
4. Các dấu hiệu thuộc về chủ quan của tội phạm
Cũng như đối với tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông, người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?