Lưu chiểu là gì? Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan như thế nào?
Lưu chiểu là gì?
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
...
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
...
12. Lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
Theo đó, lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan như thế nào?
Điều 5 Luật Xuất bản 2012 quy định về bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan như sau:
- Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
- Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Lưu chiểu là gì? Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm những gì?
Khoản 1 Điều 6 Luật Xuất bản 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; tổ chức lập nội dung phương án phát triển cơ sở xuất bản trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
- Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?
- Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
- Hướng dẫn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý mới nhất năm 2024?
- Tải về Mẫu báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất 2024?