Khách thể của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường thủy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn. Ví dụ: điểm a khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định: khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt. Nếu người của cơ quan đăng kiểm trong việc giám sát kỹ thuật khi thi công thấy phương tiện không bảo đảm an toàn mà vẫn cấp giấy chứng nhận cho phép phương tiện được đưa vào sử dụng mà gây thiệt hại đến tính mạng cho người khác, là xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy. Các tiêu chuẩn về an toàn đối với phương tiện thủy nội địa được quy định đầy đủ tại Chương III Luật giao thông đường thủy nội địa. Vì vậy, khi quy định hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn thì phải căn cứ vào các quy định tại Chương III này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?