Thời hạn đưa một vụ án ra xét xử là bao lâu
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng với các bị can, bị cáo khi họ phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Việc tạm giam có thể được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn khác như bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú (cho tại ngoại)… khi các cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy việc tạm giam không còn cần thiết, việc cho bị cáo được tại ngoại không gây cản trở cho việc giải quyết vụ án.
Về quá trình tố tụng, một người bị khởi tố về một hành vi phạm tội nào đó thì thông thường trải qua 3 giai đoạn: điều tra, truy tố và xét xử.
Căn cứ các Điều 119, Điều 166 và Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thời hạn điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử, thời hạn để giải quyết một vụ án hình sự kể từ khi khởi tố đến khi xét xử (sơ thẩm) là 5 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 6 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, 8 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 10 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án phức tạp thì ở mỗi giai đoạn, người có thẩm quyền có quyền gia hạn theo luật định.
Về việc thăm gặp người bị tạm giam, theo quy định tại Điều 20 và 21 Quy chế về tạm giữ, tạm giam được ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 98/2002/NĐ-CP và Nghị định số 09/2011/NĐ-CP), việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự.
Với trường hợp bạn nêu, do vụ án đang trong giai đoạn điều tra nên để được gặp bị can, gia đình bạn cần làm đơn gửi cơ quan điều tra. Việc có được gặp bị can hay không do cơ quan điều tra quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?