Cầm đồ tài sản do người khác phạm tội mà có, phạm tội gì?

Hoàng Nguyên M là chủ hiệu cầm đồ tại quận H. Ngày 13/2 vừa qua, M đã nhận cầm đồ của A một chiếc xe máy nhãn hiệu Spacy trị giá 150 triệu đồng. Do biết A là đối tượng chuyên trộm cắp và thông qua tin tức biết được A mới trộm được chiếc xe máy Spacy trên nên khi A muốn cầm chiếc xe trên với giá 20 triệu đồng, M đã nhất trí ngay. Xin hỏi hành vi trên của M phạm tội gì?

Điều 250 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” như sau:  

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d)  Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Tại Điều 1, Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền như sau:

“Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

“Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.

Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.

Chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó.

Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự cần chú ý:

- Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Có từ 5 lần trở lên thực hiện hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

+ Người phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lấy tài sản thu nhập bất chính do phạm tội mà có làm nguồn sống chính.

- Trường hợp trong các lần phạm tội nếu có lần phạm tội đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể để xác định người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là:“Phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

“Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

“Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

“Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

“Thu lợi bất chính lớn” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

“Thu lợi bất chính rất lớn” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng.

“Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên.

Những vấn đề cần chú ý khác:

- Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.

- Trường hợp tài sản do phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm, hàng giả, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng mà không xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì hành vi của M đã cấu thành “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” được quy định tại Điều 250 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Với việc nhận cầm đồ chiếc xe máy có giá trị 150 triệu đồng thì M sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự nêu trên với mức hình phạt là phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Ngoài ra, M còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chống đối lực lượng phòng chống dịch Covid-19 cẩn thận bị xử phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người nhưng nguyên nhân này thì sao ạ?
Hỏi đáp pháp luật
Va chạm giao thông làm người khác ngã chết người có bị kết tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người ở tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về việc tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe gây chết người phải chịu trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Thư Viện Pháp Luật
245 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm an toàn công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm an toàn công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào