Tiêm chích ma túy vào cơ thể mình, phạm tội gì?
Điều 199 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội sử dụng trái phép chất ma túy” như sau:
“1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì “Sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể mình dưới bất kỳ hình thức nào (như hút, hít, uống, tiêm, chích…) nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng chất ma túy.
Tuy nhiên, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 199 của BLHS trong trường hợp người sử dụng trái phép chất ma túy “đã được giáo dục nhiều lần” và sau đó lại “đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh” mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.
- “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở (việc áp dụng các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng văn bản) hoặc xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
- “Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc” là đã bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại các điều 28, 29 Luật phòng chống ma túy năm 2000, Điều 26 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh (đã có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và thực tế người đó đã bị đưa vào cơ sở này, không đòi hỏi phải đã chấp hành xong quyết định), nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện hoặc gia đình làm đơn xin cai nghiện và đã được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không coi là: “Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh”.
Như vậy, hành vi sử dụng ma túy của Y đã đủ yếu tố cấu thành “Tội sử dụng trái phép chất ma túy” được quy định tại khoản 1 Điều 199 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nêu trên với mức khung hình phạt là phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?