Khách thể của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

Khách thể của Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy được pháp luật quy định như thế nào?

  Mặc dù tội phạm này quy định trong chương “ các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” nhưng đến với tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy không chỉ xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng mà còn xâm phạm quan hệ sở hữu, tính mạng, sức khỏe của con người.

        Đối tượng tác động của tội phạm này chính là tàu bay, tàu thủy.

        Tàu bay bao gồm: máy bay, tàu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí.

        Tàu thủy là các phương tiện giao thông vận tải hoạt động trên mặt nước bằng sức động cơ bao gồm: tàu vận tải, tàu chở khách, tàu du lịch, tàu tuần tra, tàu chiến, tàu ngầm…

       Do tội phạm này quy định hai loại đối tượng tác động khác nhau nên tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội cho phù hợp. Nếu chỉ chiếm đoạt máy bay hoặc tàu thủy thì định tội là “chiếm đoạt máy bay” hoặc “chiếm đoạt tàu thủy”; nếu chiếm đoạt cả máy bay và tàu thủy thì định tội là “ chiếm đoạt máy bay, tàu thủy”.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào