Phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 221 BLHS
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 221 được pháp luật quy định như sau:
a) Có tổ chức.
Phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy có tổ chức là trường hợp cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặc chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy, dưới sự điều khiển thông nhất của người cầm đầu.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Trong vụ án chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy có tổ chức, cung như trong các vụ án hình sự khác có tổ chức, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Cần chú ý rằng, khi đã xác định được vụ án được thực hiện có tổ chức thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết “ phạm tội có tổ chức”. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự đối với từng người còn tùy thuộc vào vai trò của họ trong vụ án.
b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm.
Đối với tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy, có trường hợp người phạm tội sử dụng vũ khí, sử dụng phương tiện nguy hiểm đối với người bị hại nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy. Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội cướp tài sản có sử dụng vũ khí, sử dụng phương tiện nguy hiểm quy định tại điểm d khoản 2 điều 133 BLHS. Tuy nhiên, đối với tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy không chỉ bao gồm hành vi sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm trước khi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy mà bao gồm cả hành vi sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm để tẩu thoát sau khi đã chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy bằng thủ đoạn khác.
Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và cũ khí thô sơ theo quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ( Ban hành theo Nghị định số 47/ CP, ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
Vũ khí quân dụng là cac loại súng trường, súng ngắn, súng liên thanh; các loại pháo, dàn phòng, bệ phòng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ quân dụng, hỏa cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng- an ninh.
Vũ khí thể thao là các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ, các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tạp, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.
Vũ khí thô sơ là dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ ( nay là Bộ Công an) quy định. Tuy nhiên, cho đến nay ngoài các các loại vũ khí thô sơ được quy định tại Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ( Nghị định số 47/ CP, ngày 12-8-1996 của Chính phủ) thì Bộ Công an chưa có quy định thêm các loại vũ khí thô sơ khác.
Khi áp dụng tình tiết sự dụng vũ khí đối với người phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy cần chú ý:
- Nếu người phạm tội có mang vũ khí nhưng không sử dụng vũ khí trong và sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tàu bay, tày thủy thì không coi là sử dụng cũ khí.
- Nếu người phạm tội sử dụng loại vũ khí đã mất tình năng tác dụng như; súng hỏng, lựu đạn đã tháo kíp nổ,…nhưng người bị hại không biết thì người phạm tội vẫn bị coi là phạm tội có sử dụng vũ khí, kể cả trường hợp người phạm tội biết vũ khí đó mất tác dụng nhưng vẫn có ý thực sử dụng để đe dọa người bị hại.
- Nếu người phạm tội sử dụng vũ khí giả như súng nhựa, súng gỗ để đe dọa người bị hại nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy hoặc để tẩu thoát và người bi hại cũng tưởng là súng thật nên quá sợ hãi mà giao tải sản cho người phạm tội thì không thuộc trường hợp có sử dụng vũ khí, vì súng giả không được coi là cũ khí.
- Người phạm tội sử dụng vũ khí nhằm chiếm đoạt tài sản tàu bay, tàu thủy để tẩu thoát, ngoài việc bị áp dụng điểm b, khoản 2 điều 221, nếu vũ khí đó là cũ khí quân dụng còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sự dụng trái phép vũ khí quân dụng theo điều 230 Bộ luật hình sự.
Phương tiện nguy hiểm là những vật mà người phạm tội sử dụng trước và sau khi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại như : các loại dao ( dao bầu, dao nhọn, dao rựa, dao quắm, dao phát bờ, móc sắt…); các loại chất độc, chất cháy (ete, thuốc mê, thuốc ngủ, axit, chất phóng xạ…)
Sử dụng phương tiện nguy hiểm là hành vi của người phạm tội thông qua những vật chứa đụng tính nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Việc đánh giá những vật có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người không phụ thuộc vào cách sử dụng những vật đó như thế nào, mà chỉ cần xác định tính năng, tác dụng của các vật mà người phạm tội sử dụng có chứa đựng khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người là người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điêu 221.
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.
Trường hợp người phạm tội trước, trong và sau khi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy đã có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không phận biệt là tỷ lệ thương tật của người khác là bao nhiều phần trăm, nếu tỷ lệ thương tật của người bị xâm phạm càng cao thì trách nhiệm của người phạm tội càng nặng.
Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khẻ của người khác mà người phạm tội thực hiện có thể do cố ý nhưng cũng có thể do vô ý. Ví dụ: Nguyễn Xuân K, Phạm Văn H, Đào Văn T bàn bạc cướp tàu thủy để trốn ra nước ngoài. Chúng đã dùng súng khống chế thuyền trưởng và các thủy thủ buộc phải giao tàu cho chúng, đồng thời chúng trói thuyền trường và các thủy thủ rồi nhốt xuống khoang tàu, trong quá trình lái tàu chạy trốn do bị lực lượng biên phòng truy đuổi nên tàu đã va vào đá ngâm làm hai người thủy thủ bị thương.
d) Tái phạm nguy hiểm
Đó là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa an tích mà lại phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy không có trường hợp nào là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 221 người phạm tội bị tù mười hai năm đến hai mươi năm, là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu chỉ thuộc một trượng hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giám nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc có mức đó tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng điệu 47 Bộ luật hình sự phạt dưới mười hai năm tù nhưng không được dưới bảy năm tù.
Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 điều luật và nười phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến hai mươi năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?