Xếp hệ số lương khi chuyển từ DNNN sang đơn vị Hành chính sự nghiệp công lập
NGUYÊN TẮC XẾP LƯƠNG theo Thông tư 79/2005/TT-BNV
1- Đối với cán bộ được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo theo nhiệm kỳ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ gồm Bộ trưởng và tương đương trở lên và cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là chức danh xếp lương chức vụ theo nhiệm kỳ).
a) Hiện giữ chức danh nào thì xếp lương chức vụ theo chức danh đó; nếu đồng thời giữ nhiều chức danh khác nhau thì xếp lương theo chức danh có hệ số lương chức vụ cao nhất; khi thay đổi chức danh thì xếp lại lương cho phù hợp.
b) Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến giữ chức danh khác có mức lương chức vụ thấp hơn thì được giữ mức lương chức vụ đang hưởng theo chức danh cũ trong suốt thời gian luân chuyển.
c) Khi thôi giữ chức danh để làm công việc khác có mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn mức lương chức vụ đang hưởng thì được bảo lưu mức lương chức vụ đang hưởng trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương theo chức danh hoặc công việc mới được đảm nhiệm.
Nếu thôi giữ chức danh để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cấp có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan, đơn vị thì được bảo lưu mức lương chức vụ cho đến khi nghỉ hưu.
Nếu thôi giữ chức danh do bị kỷ luật (miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức) và các trường hợp thôi giữ chức danh để làm công việc khác không thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan, đơn vị của Nhà nước thì thôi hưởng lương chức vụ kể từ ngày thôi giữ chức danh.
2- Đối với cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Khi được bầu giữ chức danh thì được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử được đảm nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức hành chính như sau: Nếu đang xếp lương ở ngạch công chức hành chính thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng; nếu đang xếp lương ở ngạch công chức, viên chức khác thì phải chuyển sang ngạch công chức hành chính tương đương; nếu chưa xếp lương ở ngạch công chức, viên chức thì tùy từng trường hợp để bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức).
a) Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.
b) Việc phân loại kết quả tuyển dụng hoặc kết quả thi nâng ngạch không được dùng làm căn cứ để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.
c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
d) Khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo được đảm nhiệm; nếu ngạch công chức, viên chức đang giữ không phù hợp với chuyên môn theo chức danh lãnh đạo mới được đảm nhiệm thì phải chuyển ngạch.
4- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) khi thôi giữ chức danh lãnh đạo thì không được dùng phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng trước đó để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch công chức, viên chức đang giữ; việc bảo lưu và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
5- Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thì được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức phù hợp với vị trí và chuyên môn, nghiệp vụ của công việc mới được đảm nhiệm. Chế độ tập sự hoặc thử việc khi chuyển công tác thực hiện theo quy định của pháp luật, thời gian tập sự hoặc thử việc (nếu có) này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác.
Tại quy định tô đậm Thông tư nêu trên có quy định giữ nguyên mức lương hoặc không thấp hơn mức lương đang hưởng nhe bạn. Như vậy đơn vị đã làm sai, bạn có quyền khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Đại hội nào của Đảng ta quyết định chọn ngày 3 2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng?
- Mẫu Bài tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)?