Tranh chấp đất đai thừa kế chưa có sổ đỏ

Xin chào luật sư, tôi xin hỏi: Do sự việc hơi rắt rối nên tôi tóm tắc nội dung như sau: Ông nội mất được 1 thời gian, để lại 1 số đất đai cũng có giấy tờ thời chế độ cũ. Ba tôi và chú tôi (nhà có 2 anh em trai và 3 chị em gái) đã tự ý phân chia đất đai mà ko thông qua 3 người cô tôi, kết quả mỗi người dc 1 phần đất kha khá và đã làm sổ đỏ. Còn lại 1 phần trên danh nghĩa là của ba tôi vì ông là trưởng nam và ông đã trồng cây an trái nhưng chưa đưa vào sổ đỏ, cây thì còn đó nhưng ông ko ăn và bỏ liều 1 thời gian khoảng trên 10 năm, đến thời điểm bay giờ thì chỉ còn vài cây đào. Thế nhưng, hiện tại thằng em họ tôi tức con ông chú tôi tụ ý bỏ tiền ra sang bằng mà ko qua ý kiến ba tôi và đòi chia nó 1 nữa ba tôi 1 nữa (trong khi chú tôi chưa mất). Như vậy, ba tôi có thể kiện nó với tội phá hoại đất đai hoặc ko cần chia cho nó hay ko? Và ngày xưa lúc ông nội còn sống, có 1 con đường trên phần đất chưa có sổ đỏ đó bây giờ nó ủi ra rồi ko cho đi nửa. Như zậy có trái pháp luật ko? Ba tôi muốn đổ sỏi mở rộng con đường cho giống họ cùng đi nhưng nó ko chịu với lý do nó bỏ tiền ra ủi nên nó ko muốn cho làm con đường đó. Vậy có đúng ko? Bây giờ phải giải quyết làm sau khi nó ko chịu thỏa thuận gia đình mà cứ khăn khăn theo ý nó muốn như vậy?

​- Theo thông tin bạn nêu thì đất đai của ông bà bạn để lại có giấy tờ của chế độ cũ nhưng không để lại di chúc. Do vậy, quyền thừa kế thửa đất đó thuộc về tất cả các con của ông bà bạn. Việc bố bạn và chú bạn tự ý kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đai do ông bà bạn để lại mà không có ý kiến của các cô bác khác là không đúng quy định của pháp luật. Do vậy, nếu có tranh chấp liên quan tới phần đất đã được cấp GCN QSD đất thì GCN QSD đất đó sẽ bị hủy bỏ.

- Đối với phần diện tích đất chưa được cấp GCN QSD đất: Như đã nói ở trên, phần đất này là di sản thừa kế của ông bà bạn để lại cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự (cha, mẹ và các con của ông bà bạn). Hàng thừa kế thứ hai chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn. Do vậy, các anh, em của bạn sẽ không được quyền hưởng di sản của ông bà khi bố mẹ vẫn còn sống.

- Nếu các bên không thống nhất được với nhau về việc quản lý, sử dụng di sản thì có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án phân chia thừa kế theo quy định pháp luật. Nếu đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (ông bà bạn chết quá 10 năm) thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ việc tranh chấp về thừa kế. Nếu bố bạn, chú bạn và các cô, bác cùng khởi kiện để đòi con của chú bạn (người đang trực tiếp sử dụng đất) thì Tòa án mới thụ lý giải quyết.

Thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế thừa kế là gì? Thuế thừa kế ở Việt Nam bao nhiêu phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa kế là gì? Có những trường hợp thừa kế nào? Người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con cái bị truất quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cách tính 2/3 một suất thừa kế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
06 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
382 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào