Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em
Mặt khách quan của Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em gồm các dấu hiệu cơ bản sau đây:
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan duy nhất là hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em nhưng được biểu hiện khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể như: sử dụng trẻ em làm những công việc ngay hiểm; sử dụng trẻ em làm những công việc độc hại.
- Sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc là sử dụng trẻ em làm những công việc như: công việc tiếp xúc với dầu, mở; ảnh hưởng của môi trường nóng, ồn, rung và bụi thân vượt tiêu chuẩn cho phép,…( sửa chữa cơ điện trong nhà máy sàng lọc than; thay mỡ, bơm dầu ổ trục các thiết bị nhà máy sàng tuyển than,…).
- Sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm là làm những công việc như: thường xuyên làm những việc trên cao, căng thẳng thân kinh, tâm lý,…( sửa chữa đường dây cao thế đang mang điện…).
- Sử dụng trẻ em làm những công việc độc hại là làm những công việc như: làm việc trong môi trường hóa chất độc hại và tiếng ồn cao; chịu tác động trực tiếp của hơi dầu nóng và hơi nước,…( thu hồi, lọc dầu, tái sinh dầu bôi trơn…).
b) Hậu quả
Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định chưa gây hậu quả nghiêm trọng và cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì bị coi là tội phạm.
Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em gây ra cho xã hội.
Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc vứi các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định, nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/ TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP để các định hậu quả nghiêm trọng.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài các tình tiết về nhân thân, hành vi khách quan và hậu quả, nhà làm luật còn quy định tình tiết khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là danh mục mà Nhà nước quy định về những công việc nặng nhọc, nguy hiểm độc hại ( Do Bộ Lao động- Thương Binh và xã hội và Bộ Y tế ban hành). Do nước ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp nên nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới xuất hiện, Bộ LĐ- TB và XH và Bộ Y Tế cũng thường xuyên sửa đổi, bổ sung danh mục những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, khi xác định hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có thuộc danh mục do Nhà nước quy định hay không cần phải liên hệ với Bộ LLĐ- TB và XH và Bộ Y tế để nhận được sự hỗ trợ.
Ngoài ra, khi xác định hành vi phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến việc sử dụng lao động đối với trẻ em như: Bộ luật lao động, bộ luật dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành các Bộ luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
- Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng là gì? Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trong cơ quan của Đảng là bao lâu?
- Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?