Ai là người được hưởng di sản là nhà tình nghĩa?
rường hợp người có công với cách mạng được nhận tài sản (TS) trong thời kỳ hôn nhân khi họ còn sống thì TS được coi là TS riêng của người đó, trừ trường hợp họ đã nhập vào khối TS chung của vợ chồng. Khi chết TS đó được để lại cho các thừa kế của họ. Do vậy, nếu khi cha anh còn sống đã làm văn bản (có công chứng, hoặc chứng thực) nhập ngôi nhà này vào khối TS chung của vợ chồng, thì ngôi nhà này là của chung cha mẹ chị. Ngược lại, nếu không có văn bản nhập ngôi nhà này vào khối TS chung của vợ chồng, thì được xem là di sản thừa kế của cha chị.
Về đất ở, nếu là TS của riêng mẹ chị thì mẹ chị có toàn quyền định đoạt. Nếu đất là của chung cha mẹ chị thì việc để lại cho người em út phải thông qua thủ tục khai nhận di sản thừa kế (Hình thức này có thể hiểu là tài sản vẫn được giữ nguyên. Sau khi khai nhận, khối tài sản đó thuộc sở hữu 1 người hoặc một số người thừa kế. Nếu tài sản thuộc một số người thì họ là đồng sở hữu chung hợp nhất); hoặc phân chia di sản thừa kế (Sau khi phân chia, tài sản sẽ được chia cụ thể cho từng người thuộc hàng thừa kế, mỗi người đều có quyền riêng đối với tài sản mà mình được hưởng), khi đó các anh chị em của chị sẽ định đoạt cho hay không cho đứa em út. Còn ngôi nhà cũng phải giải quyết như trường hợp đất ở vậy (Bộ luật Dân sự năm 2005; Điểm 1, Mục III Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?