Phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo khoản 2 điều 228 BLHS
Phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo khoản 2 Điều 228 được quy định cụ thể như sau:
a) Phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em nhiều lần là thực hiện hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em từ hai lần trở lên và mỗi lần thực hiện hành vi đó đã cấu thành tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em nhưng tất cả các lần phạm tội đó đều bị xét xử trong cùng một bản án. Ví dụ: Ngày 14 tháng 2 năm 2004, Trần Văn Q đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, những ngày 20 táng 5 năm 2004, Q lại sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọ là phạm tội lần thứ nhật, đến ngày 15 tháng 12 năm 2004, Q lại sử dụng trẻ em làm công việc gây hậu quả nghiêm trọng là phạm tội lần thứ hai, nên Trần Văn Q phạm tội thuộc trường hợp “ phạm tội nhiều lần”.
Khi xác định trường hợp phạm tội nhiều lần cần phân biệt với trường hợp phạm tội liên tục ở chỗ: Phạm tội liên tục là do một loạt hành vi phạm tội cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian tạo thành. Ví dụ: Vũ Văn T thuê cháu Nguyễn Thị H 15 tuổi để trông giữ con cho vợ chồng T, nhưng ngoài việc trông giữ con cho T, cháu H còn phải làm những công việc nặng nhọc như bổ củi, đốt lò, gánh nước dẫn đến cháu H bị bệnh lao phổi phải nằm điều trị dài ngày.
Khi xác định trường hợp phạm tội nhiều lần cần chú ý:
- Nếu hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em của bị cáo đã bị xử lý không kể bị xử lý bằng hình thực gì như: đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật… thì không tính lần phạm tội đó vào lần phạm tội đó vào lần phạm tội sau để coi bị cáo phạm tội nhiều lần.
- Trường hợp hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em đã được Viện kiểm sát miễn truy tố hoặc đã tách để xử lý ở vụ án khác thì cũng không coi là phạm tội nhiều lần
b) Đối với nhiều trẻ em
Trường hợp phạm tội này tường tự như đối với trường hợp đối với nhiều người, nhiều người ở đây là trẻ em.
Phạm tội đối với nhiều trẻ em là trường hợp người phạm tội sử dụng từ hai trẻ em trở lên làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại theo danh mục do Nhà nước quy định; đối với mỗi trẻ em bị sử dụng lao động nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại chỉ xảy ra một lần và một lần đó đã cấu thành tội phạm.
Khi xác định trường hợp phạm tội này cần chú ý: nếu người phạm tội sử dụng nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại nhiều lần hoặc có một trẻ em bị sử dụng lao động nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại nhiều lần và mỗi lần đều cấu thành tội phạm thì người phạm tội thuộc cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 của điều luật.
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Cũng như đối với một số tội phạm khác, nhà làm luật qu định gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là hai trường hợp có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau trong cùng một khung hình phạt.
Hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em gây ra cho xã hội.
Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định, nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/ 2001/ TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA-BTP để xác định hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chát độc hại theo danh mục Nhà nước quy định gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 228 thì người phạm tội bị phạt từ hai năm đến bảy năm tù, làm phạm tội nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới hai năm tù hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn hoặc được áp dụng hình phạt tiền. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?