Chặn đường xin tiền đi chơi thì tội gì?

Chào luật sư! Sau đây tôi xin gửi tới luật sư bài viết này nhờ luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn.         Gia đình tôi  là gia đình khó khăn một mình mẹ nuôi 3 chị em ăn học vì thấy mẹ tôi cực khổ nên em tôi sinh năm 1994 nghỉ học đị làm, rồi sự việc ập đến khiến em tôi bị bắt Vào dịp lễ 30/4 em trai tôi đi chơi cùng bạn bè nhậu nhẹt xong em cùng bạn chặn một xe tai lại để xin tiền trong đi chơi, trong lúc ẩu đả qua lại thì làm vỡ một cái kính của xe tải bị báo công an và không lấy tiền của nạn nhân cũng không làm thiệt hại gì thêm ngoài cái kính xe bị vỡ.    Cách đây 3 tuần thì em trai của tôi  bị bắt và bị khép tội dùng vũ khí cướp đoạt tài sản của công dân có tổ chức. Và cán bộ công an nói với gia đình tôi là em tôi bị tạm giam 4 tháng và bị xử phạt từ 3 đến 7 năm tù cho hành vi trên. Vì em tôi mới phạm tội lần đầu và chưa xảy ra sự việc gì nghiêm trọng, trong khi tôi và gia đình tôi lại không có vốn hiểu biết về luật, nên tôi  muốn nhờ luật sư tư vấn xem là em tôi có thể  bị đi tù trong thời gian bao lâu? Và có thể giảm án cho em được không? Nếu được thì phải làm sao đẻ giảm án cho em? Tôi và gia đình rất hoang mang và lo lắng, rất mong nhận được sự tư vấn kịp thời của luật sư.

Với thông tin em nêu, căn cứ quy định pháp luật trường hợp này của em trai em đã cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự.

Điều 133. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định đối với tội này thì chỉ cần có hành vi dùng vũ lực đe dọa để chiếm đoạt tài sản đã được coi là phạm tội vì vậy dù chiếc xe đó chỉ bị vỡ một chiếc kính.

Để có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho em trai em gia đình em có thể thực hiện việc bồi thường cho chủ xe ô tô đó và đề nghị họ giúp đỡ viết đơn xin miễn trách nhiệm hình sự hoặc xin giảm trách nhiệm hình sự cho em trai em. Đồng thời hợp tác cùng cơ quan điều tra để sớm làm rõ sự việc.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
165 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào