Thừa kế theo di chúc.

Hiện nay ông bà tôi đều đã ngoài 75 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn. Nay ông bà tôi có ý định viết di chúc để lại tài sản cho các con Hiệu lực của di chúc như thế nào?

1. Khái niệm về di chúc: 
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646 Bộ luật Dân sự).

2. Được hưởng thừa kế theo di chúc vào thời điểm nào?
Người được hưởng thừa kế theo di chúc khi người chết có di chúc để lại. Trong trường hợp này di chúc phải hợp pháp, và những người có tên trong di chúc có đủ điều kiện nhận di sản thừa kế theo di chúc và họ không từ chối nhận di sản đó.

3. Di chúc hợp pháp được quy định thế nào?
a. Căn cứ vào Điều 647 Bộ luật dân sự, độ tuổi người lập di chúc được quy định như sau: 
- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
b. Quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
c. Quy định về hình thức di chúc (Điều 649 Bộ luật Dân sự):
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Trường hợp di chúc được lập thành văn bản thì bao gồm có các nội dung sau (căn cứ Điều 653 Bộ luật Dân sự): 
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
* Trường hợp di chúc bằng miệng, người viết di chúc không thể tự mình viết bản di chúc:
Phải có 02 (hai) người làm chứng, riêng những đối tượng sau không được làm chứng:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự;
d. Di chúc hợp pháp (Điều 652 Bộ luật Dân sự):
- Người lập Di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập Di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
- Nội dung Di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức Di chúc không trái quy định của pháp luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì Di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

4. Hiệu lực pháp luật của di chúc (Điều 667 Bộ luật Dân sự):
- Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
- Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
• Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
• Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập Di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
- Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Lưu ý: Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

5. Về đối tượng được hưởng thừa kế theo Di chúc (Điều 669 Bộ luật Dân sự):
- Là cá nhân, tổ chức được chỉ định là người hưởng thừa kế trong di chúc.
- Riêng đối với những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật Dân sự: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Thừa kế theo di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế theo di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Chia thừa kế theo di chúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thừa kế có phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội nhưng đã chết không?
Hỏi đáp pháp luật
Hai vợ chồng lập chung một di chúc có được không? 
Hỏi đáp pháp luật
Khi người lập di chúc mất cũng là thời điểm để công bố di chúc có đúng không? Di chúc được công bố bởi ai?
Hỏi đáp pháp luật
Ai là người hưởng di sản là bất động sản khi người chết không có di chúc
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc liên quan đến Bất động sản
Hỏi đáp pháp luật
Con của người được thừa kế theo di chúc có được hưởng di sản di chúc khi người này chết trước người lập di chúc không?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật có cho phép cháu ngoại được hưởng thừa kế theo di chúc của bà ngoại hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền lợi của người được thừa kế theo di chúc là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế theo di chúc
Thư Viện Pháp Luật
300 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế theo di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế theo di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào