Tranh chấp ranh giới

Kính chào luật sư, Tôi xin được hỏi một vấn đề như sau: Gia đình tôi có thửa đất đã sử dụng trước năm 1993 và đã có sổ đỏ năm 2011 Tuy nhiên, phần ranh giới giữa nhà Tôi và nhà đằng sau không đúng với diện tích trước đó Trước khi cấp sổ đỏ Bố Tôi (đã mất - 2012) có ký giáp danh với nhà bên, nhưng Tôi được biết trên giấy giáp danh không ghi diện tích sử dụng, chỉ có lô đất, thể hiên bằng hình vẽ. Khoảng năm 2000 đến 2001 gia đình đằng sau mua lô đất đó, lấp ruộng làm nhà, Bố, Mẹ Tôi có thỏa thuân về phần danh giới, (lấp bằng không còn bậc cao thấp), một nửa tường được che bằng đất xỉ vôi sát vào nhà, khi định lại danh giới gia đình tôi định bỏ phần hàng rào tạm thời và xây lại mới toàn bộ theo diên tích thực, tuy nhiên khi xây được một phần ba (đến đầu hồi nhà ở thì gia đình họ nói là phần còn lại chưa dùng đến thì cữ để vậy đã khi nào gia đình tôi sư dụng hãy xây tiếp (thỏa thuận bằng miệng), do Bố Mẹ tôi thật thà và cả nể hàng xóm nên be lại vào đầu hồi nhà ở, Trước khi cấp sổ đỏ bên địa chính có đo đạc lại nhưng các gia đình không được gọi đến xác nhận danh giới thực tế, khi ký giáp danh thì theo lô. Hiện nay vợ cũ của gia đình đằng sau đã chết, vợ đang sống chung là vợ sau(không biết thỏa thuận trước). Nay gia đình họ đã không giữ lời hữa và cho rằng phần đất đó là của họ, sau đó tôi lấy sổ đỏ ra xem, lấy thước dây căng thử thì phần diện tích đó không có trong sổ đỏ của gia đình, nhưng mái nhà của gia đình tôi vân nguyên trạng (xây trước gia đình họ mua đất, không có tranh chấp với chủ đất cũ), tôi xin hỏi trường hợp của gia đình tôi phải làm như thế nào, nếu không lấy được phần đất đó thì gia đình tôi phải rỡ mái nhà đến sát tường thì không đúng. Kính mong luật sư tư vấn, giúp đỡ

Trường hợp của bạn việc theo quy định tại Điều 256, 257 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.

2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.

Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Căn cứ quy định viện dẫn trên khi bạn thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bản làm đơn đề nghị hòa giải tại xã phường. Nếu việc Hòa giải không thành thì bạn tiến hành việc khiếu nại khởi kiện tại UBND huyện hoặc Tòa án nhân dân huyện nơi Bất động sản tọa lạc.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
284 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào