Tội khủng bố
Theo quy định tại Điều 230a Bộ luật hình sư thì:
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khủng bố là hành vi nhằm gây ra hoặc đe dọa gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tội khủng bố là tội phạm đã được quy định tại Điều 84 Chương XI Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, là tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này không phải trường hợp nào người phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân, mà trong nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi khủng bố để trả thù cá nhân hoặc vì những động cơ, mục đích khác.
Một số nước trên thế giới cũng quy định tội khủng bố, không phân biệt mục đích của người phạm tội. Hiện nay, khủng bố được coi là một tội phạm có tính chất toàn cầu, nhất là sau vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11-09-2001 thì các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc phòng, chống khủng bố.
Ở nước ta, hành vi khủng bố tuy chưa phải là hiện tượng phổ biến nhưng ở những phạm vi và mức độ khác nhau cũng đã xảy ra. Tòa án cũng đưa ra xét xử một số bị cáo có hành vi đặt mìn tại nơi công cộng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội vì mục đích chống chính quyền nhân dân; một số hành vi có tính chất khủng bố khác không vì mục đích chống chính quyền nhân dân, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả gây ra mà cơ quan tiến hành tố tụng đã truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội vi phạm tương ứng như: tội giết người, tội đe dọa giết người tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản...
Tuy nhiên, còn những hành vi có tính chất khủng bố nhưng chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi này được. Nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đấu tranh phòng, chống loại hành vi tội nguy hiểm này, ngày 19-06-2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, quy định thêm tội “khủng bố” (Điều 230a).
Tội khủng bố quy định tại Điều 230a được nhà làm luật cấu tạo tương tự như tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 84 Bộ luật hình sự (khoản 1 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, khoản 2 là tội phạm rất nghiêm trọng, còn khoản 3 là tội phạm nghiêm trọng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?