Thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Khoản 4, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, người sử dụng lao động tham gia BHTN là người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Vì vậy, việc không tham gia BHTN của công ty là có căn cứ. Tuy nhiên, xin lưu ý là quy định về số lượng 10 lao động trở lên sẽ bị bãi bỏ từ 1-1-2015, lúc đó, mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHTN bắt buộc.
Theo Điều 21, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN, thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Do đó, nếu bạn chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng BHTN từ 1-1-2015 cho đến 31-7-2015 sẽ được cộng dồn với thời gian bạn làm việc từ 2009 - 2014 để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 60, Luật Việc làm có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015, thời gian người lao động đã đóng BHTN theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp được cộng để tính thời gian đã đóng BHTN theo quy định của luật này. Các quy định về BHTN của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Việc làm có hiệu lực thi hành. Có nghĩa là, tại thời điểm 31-7-2015, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Việc làm.
Theo đó, căn cứ Khoản 4, Điều 53, Luật Việc làm, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp có việc làm được bảo lưu thời gian đóng BHTN làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại luật này. Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng BHTN trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng BHTN.
Bên cạnh đó, quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng có sự khác biệt giữa hai đạo luật. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 50, Luật Việc làm, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?