Trong thời gian tập sự có đựoc nghỉ thai sản hay không?
Do bạn không nêu đầy đủ thông tin về loại hợp đồng ký với nhà trường nên chúng tôi tạm chia thành hai trường hợp sau để trả lời các câu hỏi của bạn:
Trường hợp 1: Nhà trường và bạn giao kết một hợp đồng lao động.
Do đây là quan hệ lao động nên phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động. Theo đó, căn cứ Điều 27, Bộ luật Lao động, thời gian thử việc được quy định như sau:
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Khi việc làm thử đạt yêu cầu, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Như vậy, thời gian thử việc tối đa là 60 ngày đối với bạn.
Căn cứ Khoản 3, Điều 155, Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trường hợp 2: Nhà trường và bạn giao kết một hợp đồng làm việc lần đầu.
Nếu hai bên đã ký hợp đồng làm việc lần đầu thì pháp luật về viên chức sẽ điều chỉnh mối quan hệ này.
Căn cứ Điều 19, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 về tuyền dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, người được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện chế độ thử việc, trừ những người đã làm việc ở các cơ quan, đơn vị Nhà nước có cùng chuyên môn với ngạch được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp.
Thời gian thử việc đối với người tuyển dụng sau khi ký hợp đồng làm việc lần đầu được quy định như sau:
a) Đối với viên chức loại A: thời gian thử việc là 12 tháng (riêng bác sĩ là 9 tháng).
b) Đối với viên chức loại B: thời gian thử việc là 6 tháng.
c) Đối với viên chức loại C: thời gian thử việc là 3 tháng.
Phân loại viên chức nêu trên được giải thích tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP như sau:
1. Phân loại theo trình độ đào tạo:
a) Viên chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục đại học trở lên.
b) Viên chức loại B là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp.
c) Viên chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp.
Theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, hợp đồng làm việc đối với người thử việc sẽ bị chấm dứt trong hai trường hợp:
- Người thử việc không đạt yêu cầu thử việc.
- Người thử việc bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Do đó, chiếu theo những viện dẫn nêu trên, dù bạn đã ký loại hợp đồng nào thì việc hiệu trưởng muốn chấm dứt hợp đồng với bạn vì lý do thai sản là hoàn toàn trái với các quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?