Công ty ra quyết định sa thải tôi là đúng hay sai?
Chúng tôi nhận thấy rằng, đã có nhiều nhầm lẫn khi công ty áp dụng pháp luật lao động trong trường hợp này.
Sa thải là một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Hình thức sa thải, theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động, chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
3. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Nhìn các căn cứ trên, không có quy định về việc sa thải người lao động khi người đó bị tạm giữ. Do đó, cần khẳng định rằng, quyết định sa thải của công ty đối với bạn là một quyết định trái pháp luật.
Trưởng phòng nhân sự công ty đã có sự nhầm lẫn trong trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Khoản 5, Điều 36, Bộ luật Lao động. Theo đó, HĐLĐ sẽ đương nhiên chấm dứt khi người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Điều nhấn mạnh ở đây là người lao động phải bị kết án tù giam theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án chứ không phải là trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ.
Trong trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, người sử dụng lao động chỉ được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 32, Bộ luật Lao động. Hết thời hạn tạm giam, tạm giữ và được trả tự do, trong thời hạn 15 ngày, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Nếu quá thời hạn 15 ngày mà người lao động không trình diện tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động mới có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn. Bạn lưu ý là đơn phương chấm dứt HĐLĐ chứ không phải sa thải.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khiếu nại đến phòng LĐ-TBXH cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hủy quyết định sa thải trái pháp luật và nhận bạn trở lại làm việc căn cứ theo quy định tại Điều 201, Bộ luật Lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?