Hiểu thế nào là “cưỡng bức lao động”
Trên cơ sở Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ước 29), được Việt Nam phê chuẩn năm 2007, ILO đã xây dựng 11 chỉ số cưỡng bức lao động để các quốc gia tham khảo. Đó là: lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa gạt; hạn chế đi lại; bị cô lập; bạo lực thân thể và tình dục; dọa nạt, đe dọa; giữ giấy tờ tùy thân; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ; điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng; làm thêm giờ quá quy định.
Tham chiếu các văn bản này, Việt Nam đã xây dựng và đưa vào Bộ luật Lao động năm 2012 khái niệm lao động cưỡng bức. Theo đó, cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Như vậy, nếu người lao động buộc phải làm thêm giờ nhưng họ không đồng ý, cho dù chỉ khoảng 20 - 30 phút, lại không được thanh toán số giờ làm thêm đó, thì có thể xem xét là trường hợp bị “cưỡng bức lao động”; và người lao động có quyền áp dụng Điểm c, Khoản 1, Điều 37, Bộ luật Lao động năm 2012 về “cưỡng bức lao động” để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, người lao động hết sức lưu ý về chứng cứ để chứng minh bị “cưỡng bức lao động” như thẻ chấm công, dự liệu chấm công, bảng lương, phiếu lương…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?