Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo khoản 2 Điều 232
Phạm tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo khoản 2 Điều 232 có các trường hợp cụ thể sau:
a) Có tổ chức
Tình tiết phạm tội này hoàn toàn tương tự với tình tiết quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230, chỉ khác là chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; còn các dấu hiệu khác đều giống trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230 và Điều 20 Bộ luật hình sự về trường hợp phạm tội có tổ chức.
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn
Vật phạm pháp có số lượng lớn đối với tội phạm này là vật liệu nổ mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt có số lượng lớn.
Theo Thông tư liên ngành số 01/TTLT ngày 7-1-1995 đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985, thì được coi là vật phạm pháp có số lượng lớn nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc nổ các loại từ trên 15kg đến 75kg; thuốc pháo từ trên 30kg đến 150kg; thuốc phóng từ trên 10kg đến 50kg; dây cháy chậm, dây nổ từ trên 3.000m đến 15.000m, kíp nổ, nụ xòe từ trên 1.000 cái đến 10.000 cái.
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới
Tình tiết phạm tội này cũng tương tự như tình tiết quy định tại điểm c khoản 2 Điều 230.
d) Gây hậu quả nghiêm trọng
Tình tiết phạm tội này cũng tương tự như tình tiết quy định tại điểm d khoản 2 Điều 230.
Trong khi chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ gây ra.
đ) Tái phạm nguy hiểm
Là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm tù. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?