Giải quyết trường hợp bị doanh nghiệp khép vào lỗi “tự ý nghỉ việc”
Có thể nói ngay thế này, cách hành xử của bạn chưa phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; từ đó đã thay đổi bản chất, từ người bị thiệt hại do hành vi của trưởng phòng của bạn, bạn đã trở thành người có lỗi khi tự ý nghỉ việc không lý do. Bạn lưu ý là, căn cứ theo Khoản 3, Ðiều 126, Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Do đó, về nguyên tắc, công ty bạn hoàn toàn có quyền áp dụng lý do bạn tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng mà không có lý do chính đáng (không đi làm trong khoảng 10 ngày) để làm căn cứ ra quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải.
Ðể khắc phục ngay chuyện này, bạn cần làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Phòng LÐ-TBXH nơi công ty bạn có trụ sở, trong đó trình bày rõ về việc trưởng phòng của bạn luôn tránh mặt, không gặp để giải quyết vấn đề cho nghỉ việc, kèm theo email của trưởng phòng thông báo cho bạn nghỉ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?