Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ theo khoản 2 Điều 233 BLHS
Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ theo khoản 2 Điều 233 có các trường hợp cụ thể sau đây:
a) Có tổ chức
Tình tiết phạm tội này hoàn toàn tương tự với tình tiết quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230 và điểm a Điều 232.
b) Vật phạm pháp có số lượng
Vật phạm pháp có số lượng lớn đối với tội phạm này là vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt có số lượng lớn.
Do tội phạm này là tội phạm mới và chưa có hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền nên chỉ có thể tham khảo Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định vật phạm pháp có số lượng lớn.
Trong khi chưa có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền thì có thể coi số lượng vật phạm pháp trên mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật là số lượng lớn để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản 2 của điều luật. Ví dụ: Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt từ 16 dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại dao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Công an quy định trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 233 Bộ luật hình sự.
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới
Tình tiết phạm tội này cũng tương tự như tình tiết quy định tại điểm c khoản 2 Điều 230 và điểm c khoản 2 Điều 232.
d) Gây hậu quả nghiêm trọng
Tình tiết này cũng tương tự như tình tiết quy định tại điểm d khoản 2 Điều 230 và điểm d khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự.
Trong khi chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ gây ra.
đ) Tái phạm nguy hiểm
Là trường hợp người phạm tội đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật, vì đối với tội phạm này cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 233, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tính tiết, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới một năm tù. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tính chất tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?