Phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ theo khoản 3 Điều 236 BLHS
Các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3 của điều luật hoàn toàn tương tự với các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3 của các Điều 230, 232, bao gồm: vật phạm pháp có số lượng rất lớn; gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 236 người phạm tội bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm, cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật cần chú ý:
Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt dưới mười năm tù nhưng không được dưới năm năm.
Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tuy có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?