Tội rửa tiền
Định nghĩa: Rửa tiền là làm cho tiền hoặc tài sản bất hợp pháp thành tài sản hợp pháp bằng cách thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác; sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác; che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền hoặc tài sản, cũng như thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.
Về danh nghĩa thì tội rửa tiền là tội phạm mới, do yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống hành vi rửa tiền không chỉ trên phạm vi lãnh thổ nước ta mà còn đáp ứng yêu cầu đấu tranh loại tội phạm này trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, xét về bản chất thì Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đã quy định tội rửa tiền nhưng với tên gọi là “ hợp thức hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”
Trước đòi hỏi của yêu cầu hội nhập, ngày 07-06-2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền. Nội dung của Nghị định này đã được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 ngày 19-6-2009 nâng lên thành luật và thay tội “ hợp thức hóa rửa tiền, tài san do phạm tội mà có ” quy định tại Điều 251 thành tội “rửa tiền”
Về hành vi rửa tiền, Nghị định số 74/2005/NĐ-CP đã liệt kê tương đối đầy đủ về cơ bản không mâu thuẫn với các quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự nên có thể căn cứ vào các quy định tại Nghị định để xác định hành vi phạm tội “ rửa tiền ”
Điều 151: Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó.
b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc dịch chuyển, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
c) Phạm tội nhiều lần
d) Có tính chất chuyên nghiệp
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
e) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn
g) Thu lợi bất chính lớn
h) Gây hậu quả nghiêm trọng
i) Tái phạm nguy hiểm
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm
a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?