Người vi phạm đốt xe phản ứng với Cảnh sát giao thông, phạm tội gì?
Căn cứ vào các thông tin về vụ việc, các quy định của pháp luật, hành vi tự ý đốt phương tiện giao thông tại nơi công cộng, trước mặt lực lượng Cảnh sát giao thông khi Cảnh sát giao thông đang tiến hành xử lý vi phạm liên quan đến việc điều khiển phương tiện là phản ứng mang tính tiêu cực của người tham gia giao thông.
Hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà trong mọi trường hợp, đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi xử lý cần xem xét thận trọng cả nguyên nhân dẫn đến sự việc để có biện pháp xử lý phù hợp, thấu tình đạt lý, đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cụ thể của ông Đỗ Văn Ve, hành vi đốt xe máy khi đang bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông đã gây mất trật tự công cộng. Tuy nhiên, theo thông tin của cơ quan chức năng, ngoài việc tự ý đốt xe máy, ông Đỗ Văn Ve không có các hành vi khác như lăng mạ, xúc phạm lực lượng đang thi hành công vụ, chưa gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội như ùn tắc, cản trở việc đi lại của người tham gia giao thông...
Trong trường hợp này, xem xét toàn diện các mặt như nguyên nhân sự việc, hành vi vi phạm, hậu quả gây ra cho xã hội, thái độ của người vi phạm..., cơ quan chức năng đã quyết định xử lý hành chính đối với ông Đỗ Văn Ve là có căn cứ pháp luật, thấu tình đạt lý.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đốt phương tiện giao thông khi đang bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm cũng đều chỉ xử lý hành chính. Tùy theo nguyên nhân, hành vi, diễn biến, tính chất nghiêm trọng của vụ việc, cơ quan chức năng có thể quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng.
Cụ thể, trong trường hợp vì hành vi đốt phương tiện giao thông của người vi phạm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác cho xã hội như gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan chức năng, đám cháy gây thiệt hại cho tài sản của người khác... thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 245, Bộ luật Hình sự hoặc tội Cản trở giao thông đường bộ theo Điều 203, Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp cùng với việc tự ý đốt phương tiện giao thông của mình, người vi phạm còn có hành vi lăng mạ, tấn công, cản trở... lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 257, Bộ luật Hình sự.
Liên quan đến trách nhiệm đối với phương tiện bị đốt cháy, nếu phương tiện thuộc sở hữu của người vi phạm thì không đặt vấn đề xử lý trách nhiệm liên quan đến tài sản bị hủy hoại. Tuy nhiên, nếu phương tiện thuộc sở hữu của người khác, đối tượng sử dụng do đi mượn, hoặc thuê, trị giá thiệt hại trên 2 triệu đồng thì còn có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143, Bộ luật Hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?