Đồng phạm theo Bộ luật Hình sự

Có giả định sau" thấy nhà ông A mua xe máy mới , B nói với C " Nhà đó hay đi nghỉ mày vào mà lấy xe dễ lắm  " Một hôm nhà ông A đi vắng C đã vào nhà ông A và trộm xe máy và bán cho D" Chúng em đang tranh luận với nhau về vai trò của B trong vụ trộm xe máy trên . Người thì nói B là người xúi giục bởi Ở trong trong huống này B đã thực hiện những hành động cần thiết cho việc thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm đó là theo dõi kĩ nhà ông A, biết ông A có hai chiếc xe máy mới mua và biết ông A không thường xuyên có mặt ở nhà nên đã dùng lời lẽ dụ dỗ C. Người thì nói ông A không phải là đồng phạm vì hành vi của ông A không có định hướng cho việc phạm tôi và việc làm đó không hề có lợi cho ông A. Vậy ý kiến nào là đúng? Em mong luạt sư giúp đỡ
Với dự kiện bạn nêu lên thì B không phải là đồng phạm của C trong vụ án trộm cắp tài sản do C gây ra. Theo quy định tại Điều 20 BLHS. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Như vậy pháp luật đã quy định rất rõ chỉ được coi đồng phạm khi: có hai người trở lên cùng cố ý thực hiệm một tội phạm. Lời nói của B với C đã chấm dứt không có tác dụng giúp sực hoặc thuyết phục thúc dục để C thực hiện hành vi phạm tội.  Hành vi trộm cắc của B thực hiện ở một thời điểm khác đó là "một hôm C nhà ông A đi vắng và C đã vào nhà A lấy trộm chiếc xe máy bán cho D" khi B đã phát hiện ra nhà ông A đi vắng với mục đích trôm cắp tài sản nên B đã vào nhà ông A lấy trộm chiếc xe máy bán cho D. Mặt khác khi B thực hiện hành vi trộm cắp C không biết, không chứng kiến không được bàn bác vì thế không thể quy lỗi cố ý cho C trong việc B nghe lời nói của C để trộm cắp. Tư đó ta thấy rằng hành vi trộm cắp của B không có sự liên quan hay tác động từ lời nói của A vì thế A không là đồng phạm. 
Đồng phạm
Hỏi đáp mới nhất về Đồng phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng phạm là gì? Đồng phạm có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi là đồng phạm thì có được miễn trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu tội phạm giữa các thành viên trong gia đình có bị xem là đồng phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không tố giác tội phạm có bị xem là đồng phạm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là người đồng phạm? Quyết định hình phạt đối với người đồng phạm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hiểu như thế nào về người giúp sức người khác phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm là chủ mưu
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là đồng phạm với vai trò giúp sức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đồng phạm
Thư Viện Pháp Luật
479 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đồng phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đồng phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào