Thu hồi tài sản do phạm tội mà có đã bị tiêu thụ!

Kính chào các vị luật sư ! Chúng tôi là 20/27 bị hại trong vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Võ Khánh Dương, Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Thông tin kết quả vụ án được đăng tải tại Link  http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/phap-luat/vo-chong-vo-khanh-duong-nguyen-thi-quynh-anh-da-linh-an-57642-101.html . Nội dung chúng tôi xin trình bầy như sau: Vụ án được Cơ quan CSĐT CA tỉnh Thái Nguyên khởi tố vụ án, khởi tố bị can ngày 11/11/2008. Phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án ND tỉnh Thái Nguyên mở ngày 21/11/2011. Một số tình tiết cơ bản được thể hiện tại các công văn của cơ quan CA và VKSND tỉnh Thái Nguyên ngày 25/10/2009 gửi VKSND tối cao ghi rằng: “ Xét thấy: đây là vụ án lớn, đặc biệt nghiệm trọng, có rất nhiều tình tiết phức tạp, xảy ra trong một thời gian dài, liên quan đến nhiều người … do vậy phải mất nhiều thời gian để hỏi cung bị can, ghi lời khai người bị hại, đối chất, giám định …  (mới làm rõ số tiền gốc và tiền lãi) .. . Phải xác minh nhiều địa điểm liên quan đến nhiều ngành nhiều địa phương, như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai… (mới làm rõ được các cơ sở kinh doanh hiện thuộc sở hữu của ai, có thể tạm giữ kê biên phục vụ thi hành án; mới làm rõ được các tài sản mà vợ chồng Quỳnh Anh đã mua, sắm; số  tiền mà vợ chồng Quỳnh Anh đã sử dụng đi du lịch, sử dụng làm quảng cáo, sử dụng làm từ thiện …). Vì các lẽ trên: - Căn cứ điều 34 và khoản 2, khoản 3 điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Nguyên đề nghị viện kiểm sát nhân dân tối cao gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự lần thứ 3, thời gian 4 tháng, kể từ 9/11/2009 đến ngày 9/3/2010 đối với vụ án hình sự nêu trên. - Căn cứ điều 34 khoản 2, khoản 3, khoản 5, điều 120 bộ luật tố tụng hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Thái Nguyên đề nghị viện kiểm sát nhân dân tối cao gia hạn tạm giam lần thứ 3 thời hạn 4 tháng kể từ ngày 9/11/2009 đến 9/3/2010 đối với các bị can”. Công văn đã thể hiện rõ: Đây là một vụ án lớn, đã tạm giam các bị can 12 tháng để phục vụ công tác điều tra nhưng vẫn chưa hoàn thành nay cần gia hạn thêm 4 tháng nhưng không được VKSND tối cao chấp nhận và đã quyết định cho các bị can tại ngoại vì quan điểm là: “Kết quả điều tra đến nay cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Nguyên chưa chứng minh được Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản, chưa chứng minh được Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương sử dụng tài sản vay vốn vào mục đích bất hợp pháp, chưa định giá được giá trị tài sản và khả năng thanh toán công nợ của Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương. Tài liệu trong hồ sơ cũng chưa có căn cứ chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó tại khởi điểm khởi tố thì có hai khoản đến hạn trả nợ với số tiền là 300.000.000 … Vì lẽ trên viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ I) thấy việc gia hạn tạm giam với bị can Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương là chưa có căn cứ, vì vậy không gia hạn tạm giam đối với Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương …” Thực trạng vụ án thế nào?   Thời gian tố tụng thực tế quá dài (36 tháng 10 ngày). Tại kết quả phiên xử sơ thẩm đã phản ánh rõ tài sản Dương, Anh đã “Lừa đảo và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trên 186 tỷ đồng cho đến nay vẫn không thể làm rõ được hàng trăm tỷ đồng Dương, Anh chiếm đoạt đang cất giấu ở đâu? Do ai quản lý, tiêu thụ? Trong vụ án này Dương, Anh đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vậy. Kết quả cuối cùng còn tệ hại hơn thế nữa bởi Dương, Anh khai báo tại tòa là không còn bất cứ tài sản nào thì số tiền đã vay từ vài trăm triệu lên đến gần 60 tỷ đồng của các bị hại nay chỉ là con số không tròn trĩnh. Cho nên khi tòa tuyên buộc Dương, Anh phải bồi thường cho các bị hại nhưng không được bảo đảm trên thực tế. Các vấn đề chưa điều tra làm rõ được vì: -       Do Dương, Anh ngoan cố không khai báo để chiếm đoạt bằng được tài sản của các bị hại. -       Do cơ hội tuyệt vời từ việc cho tại ngoại trái pháp luật của Vụ I - VKSND tối cao đã hỗ trợ rất nhiều cho việc tẩu tán tài sản. -       Do năng lực nghiệp vụ, do các vi phạm tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, do vi phạm pháp luật của một số cán bộ trực tiếp và không trực tiếp tham gia tố tụng trong các cơ quan tham gia tố tụng tỉnh Thái Nguyên. -       Ngoài ra còn có thể từ sức mạnh của ai đó nữa đang giấu mặt đứng sau vụ án này chưa bị lộ diện? -       Một số tài sản Dương, Anh do phạm tội mà có đã bị tẩu tán, cất giấu (được hiểu như vậy vì gần 2 năm tại ngoại mà không hề có ý thức, hành vi khắc phục hậu quả nào đối với chúng tôi 20/27 bị hại). -       Do các cơ quan tố tụng không kiên quyết làm rõ hơn trăm tỷ đồng đã biến mất qua lời khai của Dương, Anh hiện đang ở đâu? Do ai quản lý, tiêu thụ?. Các bị hại giờ đây chỉ biết kêu trời mà thôi. -       Một số tài sản khác của Dương, Anh nhờ người khác đứng tên, quản lý, cất giấu bị phát hiện đã bị sức ép của một số bị hại nên đã được trả cho các bị hại này ở giai đoạn trước khi bị khởi tố và tiếp tục diễn ra trong thời gian Dương, Anh được tại ngoại và cũng đã được khai báo đầy đủ tại cơ quan điều tra và khai báo tại tòa nhưng Tại sao đến nay vẫn không bị thu hồi tuy đã xác định tài sản này của Dương, Anh do phạm tội mà có. -       Mộḅt số tài sản còn lại là tang vật vụ án đã được kê biên tiếp tục được cơ quan điều tra và viện kiểm sát tỉnh bật đèn xanh cho Dương, Anh làm đơn xin "tự nguyện khắc phục hậu quả" cho một số bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ngay trong giai đoạn tố tụng và vẫn đang được các cơ quan tiến hành tố tụng cho phép khi không có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Việc làm này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho các bị hại chưa được khắc phục. -       Rất nhiều tài sản đã được Dương, Anh khai báo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án tỉnh cũng đều đã xác định có những tài sản này do Dương, Anh phạm tội mà có nhưng không được làm rõ và thu hồi.. Các bị hại và dư luận quần chúng khẩn thiết mong mỏi Tòa phúc thẩm xem xét tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu và để xử lý các vi phạm, giữ vững niềm tin của nhân dân. Chúng tôi xin được luật sư tư vấn:  -         Việc Vụ I - VKSND tối cao không phê chuẩn đề nghị gia hạn lệnh tạm giạm để điều tra và cho Dương, Anh tại ngoại và vụ án hơn 3 năm sau nữa mới đưa ra xét xử được thì quyết định của Vụ I cho Dương, Anh tại ngoại là đúng hay sai? Việc này có liên quan trực tiếp đến việc tẩu tán tài sản gây hậu quả đến việc hàng trăm tỷ đồng biến mất một cách vô lý như vậy trách nhiệm thuộc về cơ quan, cá nhân nào? Trách nhiệm xử lý và xử lý thế nào trong trường hợp này? -         Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với nhà nước, nhân dân như vậy đã hoàn thành chưa? Vi phạm những gì? Đánh giá như thế nào khi có cả một bộ máy khổng lồ mà không thể đấu tranh làm rõ tài sản đang bị Dương, Anh và người thân cất giấu, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có? -         Các tài sản do Dương, Anh phạm tội mà có đã bị tẩu tán, đã dùng để trả nợ cho một nhóm nhỏ các bị hại bằng nhiều hình thức khác nhau thì có thể thu hồi lại để khắc phục hậu quả đồng đều cho các bị hại hay không? Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan liên quan?   -         Các tài sản này là tang vật vụ án, do Dương, Anh phạm tội mà có, đã được kê biên nhưng khi chưa mở phiên tòa xét xử thì cơ quan điều tra và viện kiểm sát tỉnh đã bật đèn xanh cho các bị cáo tẩu tán dưới hình thức tự nguyện khắc phục cho số ít các bị hại, cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác đã đẩy 20/27 bị hại còn lại mất luôn hy vọng cuối cùng được đền bù theo qui định của pháp luật thì có bị thu hồi lại để khắc phục hậu quả đồng đều cho các bị hại hay không ? Chúng tôi rất mong đợi ý kiến tư vấn của các luật sư. Xin trân trọng cảm ơn.
Chào bạn, nội dung bạn hỏi tôi tư vấn như sau: Căn cứ theo quy định tại Điều 119 bộ luật TTHS 2003
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
B) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
B) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Như vậy căn cứ vào điểm D khoản 3 Điều 119 Bộ luật TTHS 2003 thì việc gia hạn điều tra lần thứ 3 thuộc về cơ quan VKSNDTC, trường hợp VKSNDTC không gia hạn điều tra lần 3 thì vụ án nếu thấy có đầy đủ chứng cứ buộc tội CQĐT sẽ làm kết luận điều tra đề nghị VKS truy tố các bị can ra xét xử. Nếu không có căn cứ phạm tội thì CQĐT ra kết luận điều tra không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Đối với tài sản được hình thành do phạm tội mà có hoặc tài sản liên quan đến tội phạm, CQĐT và VKS sẽ phải kê biên để tránh các bị can tẩu tán tài sản. Nếu có quan nào làm sai trong việc kê biên tài sản, dẫn đến mất mát hoặc không thu hồi được tài sản thì phải bồi thường, các cá nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Đối với các tài sản đã bị tẩu tán, Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm thu hồi để xử lý theo quy định của pháp luật, việc bồi thường cho bị hại có thể thực hiện ở giai đoạn điều tra hoặc trong suốt quá trình tố tụng. 
Đối với tài sản là tang vật của vụ án là của bị can và được bị can sử dụng để làm công cụ, phương tiện phạm tội thì phải tích thu, sung công, tuy nhiên nếu tài sản bị can lừa đảo của người khác thì trả lại cho người bị hại theo quy định của pháp luật. CQĐT có quyền yêu cầu bị can khắc phục hậu quả cho người bị hại để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Việc khắc phục hâu quả sẽ do bị can tự nguyện hoặc theo thỏa thuận giữa bị can và người bị hại nhưng phải trên cơ sở phù hợp với pháp luật. Hiện nay vụ án đã được xét xử sơ thẩm, theo quy định của bộ luật TTHS 2003 các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa sơ thẩm tuyên án. Nếu có căn cứ cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm, cũng như khi không đồng ý với bản án của Tòa án thì các bị hại có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm. 
 
Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chống đối lực lượng phòng chống dịch Covid-19 cẩn thận bị xử phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người nhưng nguyên nhân này thì sao ạ?
Hỏi đáp pháp luật
Va chạm giao thông làm người khác ngã chết người có bị kết tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người ở tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về việc tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe gây chết người phải chịu trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Thư Viện Pháp Luật
408 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm an toàn công cộng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào