Vi phạm các quy định về quản lý rừng
Theo khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự thì hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng bị coi là tội phạm khi có sự lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm: giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép khai thác, vạn chuyển lâm sản trái pháp luật.
Người phạm tội này trong trường hợp thông thường (không có tình tiết tăng nặng đinh khung) bi phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả rất nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Mục 2, Mục 3, Mục 4 Phần I Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08-3-2007 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tư pháp, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cac, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà sử dụng chức cụ, quyền hạn được giao để thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn quy đinh tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà sử dụng chức vụ, quyền hạn vượt quá phạm vi thẩm quyền được giao để thực hiện một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự.Bị coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự nếu trước đó người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã bị xử lý kỷ luật về một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự, nhưng chưa hết thời hạn được coi là xóa lỷ luật mà lại thực hiện một trong các hành vi đó.
Mục 2 Phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08-3-2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tư pháp, bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ luật hình sự về các tội phạm tronh lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như sau: Giao rừng, thu hồi rừng trái phá luật là hành vi giao rừng, thu hồi rừng, không đúng thẩm quyền, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật là hành vi cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng thẩm quyền , không phù hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật là hành vi cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?