Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Luật sư Vũ Thái Hà
(Công ty Luật TNHH YouMe, website: www.youme vietnam) trả lời:
- Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp, điểm g khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuê và Điều 59 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) của doanh nghiệp có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau: nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp thành lập (cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản); không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp GCNĐKKD; không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp GCNĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật Doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
Trường hợp cổ đông sáng lập không đủ điều kiện thành lập, quản lý công ty (vi phạm các quy định trên), việc xử lý được thực hiện như sau: Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi cổ đông thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi GCNĐKKD (quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2010/NĐ-CP). Sau khi nhận được Quyết định thu hồi GCNĐKKD, doanh nghiệp thực hiện giải thể theo quy định tại Điều 158 của Luật Doanh nghiệp. Sau sáu tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi GCNĐKKD mà không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, thì doanh nghiệp coi như đã được giải thể và Phòng Đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?