Liên kết doanh nghiệp
1/ Nếu bạn muốn công ty Hoàn Hảo mua trở thành công ty mẹ của 02 công ty còn lại thì Hoàn Hảo phải mua lại trên 50% vốn điều lệ từ mỗi cồng ty.
2/ Công ty mẹ và công ty con là 02 pháp nhân độc lập, có sự độc lập về pháp lý và tài sản. Do vậy, mặc dù xây dựng mối quan hệ công ty mẹ-công ty con nhưng tài sản giữa những công ty này vẫn có sự tách bạch. Do đó, tài sản của công ty con vẫn là tài sản của công ty con mà không phải là của công ty mẹ.
3/ Việc sáp nhập công ty với mối quan hệ công ty mẹ-công ty con là hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn, khi sáp nhập Nam Sơn và Hưng Việt vào với Hoàn Hảo thì Nam Sơn và Hưng Việt sẽ không tồn tại. Khi đó, sẽ chỉ còn lại Hoàn Hảo và toàn bộ tài sản của Nam Sơn và Hưng Việt trở thành tài sản của Hoàn Hảo.
Còn khi Hoàn Hảo mua lại trên 50% vốn của Nam Sơn và Hưng Việt để trở thành công ty mẹ thì tư cách pháp nhân và tài chính của các công ty này vẫn độc lập với nhau. Tùy theo số lượng vốn công ty mẹ nắm giữ của công ty con mà công ty mẹ sẽ có quyền chi phối một số quyết định của công ty con như quyền bổ nhiệm thành viên Hội đông quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty…
4/ Khi tham gia đấu thầu, về mặt pháp lý, do tài sản của các công ty là độc lập nhau nên năng lực của Hoàn Hảo sẽ không thể đại diện cho Nam Sơn và Hưng Việt. Tuy nhiên khi có Hoàn Hảo là công ty mẹ, các đối tác có thể sẽ có sự xem xét về tiềm lực của 02 công ty con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?