Thủ tục hưởng tiền thai sản và bảo hiểm thất nghiệp

Tôi có tham gia bảo hiểm từ tháng 04-2009 đến hết tháng 08-2014, sau đó tôi chuyển công ty và tham gia bảo hiểm tiếp tục từ tháng 10-2014 đến bây giờ. Hết tháng 04-2015 tôi sẽ nghỉ sinh và dự kiến sinh con ngày 15-06-2015.Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không ? Nếu hết tháng 04-2015 tôi muốn thôi viêc, vậy khi sinh con xong tôi có được hưởng tiền thai sản hay không? Và tôi có được hưởng BHTN hay không? tôi muốn chuyển BHTN về địa phương lấy được không và thủ tục như thế nào? Còn nếu khi sinh con xong đến ngày đi làm lại, tôi không làm nữa và thôi việc, như vậy tôi có hưởng được BHTN hay không?

1/ Điều kiện hưởng chế độ thai sản là phải có 6 tháng đóng BHXH trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Nếu đáp ứng được điều kiện trên thì được hưởng chế độ thai sản. (Bạn tính ngược từ ngày sinh con trở về trước có 6 tháng tham gia BHXH )
2/ Chế độ thai sản: 
- Bạn nghỉ việc trước khi sinh: Nếu đủ điều kiện nêu trên thì bạn sẽ nhận trợ cấp thai sản tại BHXH huyện, thị xã, thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú
Hồ sơ gồm: - Sổ BHXH 
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh ( bản sao)
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản theo Mẫu số 11B-HSB (bản chính).
- Nghỉ việc sau khi sinh: hết thời gian thai sản vì lý do cá nhân người lao động có thể không tiếp tục làm việc đơn vị sẽ thực hiện bảo lưu chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động. Thời gian thai sản được tính là thời gian tham gia BHXH và bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định.
3/ Bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để đăng ký thất nghiệp. 
Thủ tục:
- Đơn đề nghị theo mẫu;
- Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc 
- Quyết định thôi việc (xa thải, kỷ luật..) hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định pháp luật.
- Sổ BHXH có xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN hoặc bản xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN.
Như vậy bạn có thể nhận trợ cấp thất nghiệp tại địa phương nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định mới về chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp người thất nghiệp phải có các điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Hỏi đáp pháp luật
Một số điểm mới của chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ BHXH khác.
Hỏi đáp pháp luật
Các chế độ nào của bảo hiểm thất nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Giải đáp về chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
313 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào