Bằng thạc sỹ có được làm giảng viên đại học?
Tại Mục II Thông tư số: 12/2013/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học quy định đối tượng bồi dưỡng bao gồm: Người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.
Khoản 1 Mục III, Mục VI Thông tư trên quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là 20 tín chỉ, trong đó: Khối lượng kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ; khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ.
Các đối tượng chưa qua đào tạo sư phạm và chưa tham gia giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học phải được học đầy đủ cả hai phần kiến thức bắt buộc và tự chọn của chương trình.
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 54 của Luật Giáo dục đại học quy định: Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục.
Cụ thể như sau: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
Căn cứ các quy định trên và theo thư bạn viết, bạn đã có bằng thạc sỹ, do đó để được giảng dạy ở trường đại học, bạn phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và các điều kiện theo quy định hiện hành nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?