Ký hợp đồng thời hạn thế nào thì được đóng BHXH?
Khoản 3, Điều 22 Bộ luật Lao động (BLLĐ) quy định, không được giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Theo điểm a, khoản 1 và khoản 2, Điều 2 Luật BHXH năm 2006 (có hiệu lực đến ngày 31/12/2015), đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
– Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Trường hợp bà Đặng Trang phản ánh, bà là giáo viên đã trực tiếp giảng dạy thường xuyên trong 4 năm qua tại 1 trường tiểu học, nhưng chỉ được ký hợp đồng có thời hạn 3 tháng/lần, liên tục nhiều lần. Đây là trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định tại Điều 22 BLLĐ, với mục đích trốn tránh nghĩa vụ lập hồ sơ tham gia, đóng nộp BHXH bắt buộc cho người lao động, bởi theo quy định điểm a, khoản 1, Điều 2 Luật BHXH năm 2006 chỉ có người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên mới phải tham gia BHXH bắt buộc.
Sắp tới, Luật BHXH năm 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, theo điểm a, điểm b, khoản 1 và khoản 3, Điều 2 của Luật này, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
– Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2016 trở đi, cho dù bà Đặng Trang làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, hay hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, hay hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hay hợp đồng không xác định thời hạn, bà đều phải tham gia BHXH bắt buộc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ tham gia, đóng BHXH theo quy định.
Để bảo đảm quyền lợi BHXH và các chế độ, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, bà Trang có thể yêu cầu được giao kết hợp đồng theo đúng quy định của Điều 22 BLLĐ; hoặc tham gia thi tuyển, xét tuyển viên chức giáo dục, giao kết hợp đồng làm việc theo quy định của Luật Viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?