Quy định về chống thư rác
Nghị định số 90/2008/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 13/8/2008 đã có hiệu quả trong việc quản lý nhà nước về chống thư rác tại thời điểm đó. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực công nghệ cao và nhạy cảm nên đến thời điểm hiện tại, Nghị định này không điều chỉnh hết những phát sinh mới vì vậy tình trạng tin nhắn rác có chiều hướng gia tăng trở lại, gây bức xúc cho người dùng điện thoại di động. Để khắc phục tình trạng này, ngày5/10/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định90/2008/NĐ-CP (Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) với nhiều điểm mới nhằm siết chặt hơn tình trạng gửi tin nhắn quảng cáo.
Theo quy định của Nghị định mới, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo “chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận”. Tức là một cá nhân hay nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi thông tin xin phép người nhận trước khi gửi đi nội dung muốn quảng cáo. Điều này cho phép người dùng quyền quyết định muốn nhận thư điện tử, tin nhắn quảng cáo hay không.
Tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 77 qui định khá chặt chẽ: bắt buộc người quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo “phải chấm dứt việc gửi ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận”, đồng thời “gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối”. Quy định này không những siết người quảng cáo phải thực thi ngay lập tức yêu cầu từ chối tiếp nhận quảng cáo mà còn trao cho người dùng bằng chứng để kiểm soát việc chấp hành pháp luật của cá nhân, nhà quảng cáo.
Điều đáng chú ý: là nhà cung cấp dịch vụ “không được phép thu cước dịch vụ đối với tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, tin nhắn đã được cung cấp dịch vụ nhưng có nội dung khác với mã lệnh mà doanh nghiệp công bố, tin nhắn do người dùng bị lừa đảo”. Đặc biệt, những người dùng bị lừa đảo qua tin nhắn SMS cũng có thể được hoàn lại cước phí, hay nói cách khác, kẻ lừa đảo sẽ không thu được cước phí đã lừa người dùng.
Về chế tài xử phạt cũng đã có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Các hành vi “không hoàn lại cước theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn hoặc không thông báo cho người sử dụng về việc hoàn cước; giả mạo tên hoặc giả mạo địa chỉ điện tử của tổ chức, các nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn,….sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng”.
Với những điểm siết hợp lý như trên hy vọng sau ngày 31/12/2012 các chủ thuê bao di động sẽ không bị mất tiền oan, không bị làm phiền bởi những tin nhắn quảng cáo vô bổ, không cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?